Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được miễn giảm số lượng việc phải tổ chức thi hành không?
- Để phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ vào đâu?
- Khi phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
- Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được miễn giảm số lượng việc phải tổ chức thi hành không?
Để phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Quyết định phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên
1. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ vào mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao của đơn vị; số lượng đơn vị hành chính trên địa bàn; đội ngũ lãnh đạo của đơn vị; số lượng, cơ cấu ngạch Chấp hành viên và năng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm trước của Chấp hành viên, đơn vị để phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên, phù hợp nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Quy chế này. Định mức thi hành đối với Chấp hành viên như sau:
a) Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý càng cao thì số lượng việc thi hành án tối thiểu càng giảm so với mức bình quân chung của 01 (một) Chấp hành viên tại cơ quan Thi hành án dân sự cấp mình.
b) Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện số lượng việc thi hành án là số bình quân số lượng việc của đơn vị trừ (-) số lượng việc Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã làm chia (:) tổng số Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự chỉ có Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc có quá ít Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự chủ động phân công phù hợp tình hình đơn vị nhưng Chấp hành viên lãnh đạo quản lý thực hiện số lượng việc tối thiểu tại Điều 5 quy chế này.
Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thường xuyên rà soát khối lượng công việc để phân công, bảo đảm đến hết năm công tác định mức thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên đáp ứng quy định tại Điều 5 dưới đây.
...
Theo quy định trên, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ vào mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao của đơn vị; số lượng đơn vị hành chính trên địa bàn; đội ngũ lãnh đạo của đơn vị; số lượng, cơ cấu ngạch Chấp hành viên và năng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm trước của Chấp hành viên, đơn vị để phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên, phù hợp nguyên tắc phân công.
Định mức thi hành đối với Chấp hành viên theo quy định cụ thể trên.
Phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên (Hình từ Internet)
Khi phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Theo Điều 2 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc phân công
1. Bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
2. Phù hợp với vị trí công việc, ngạch chức danh Chấp hành viên đang giữ và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
3. Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm.
4. Bảo đảm khả năng hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy định tại các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
5. Phân công đi đối với kiểm tra, giám sát và báo cáo phản hồi kết quả.
Theo đó, nguyên tắc phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự như sau:
- Bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
- Phù hợp với vị trí công việc, ngạch chức danh Chấp hành viên đang giữ và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
- Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm.
- Bảo đảm khả năng hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy định tại các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Phân công đi đối với kiểm tra, giám sát và báo cáo phản hồi kết quả.
Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được miễn giảm số lượng việc phải tổ chức thi hành không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Quyết định phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên
...
2. Trường hợp Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc theo các quy định của Bộ luật Lao động được miễn giảm số lượng việc phải tổ chức thi hành theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ khi xét chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, trường hợp Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc theo các quy định của Bộ luật Lao động được miễn giảm số lượng việc phải tổ chức thi hành theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ khi xét chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản án là gì? Bản án sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm đúng không?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền và nghĩa vụ gì? Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?
- Xác nhận công nợ là gì? Mẫu biên bản xác nhận công nợ cuối năm file Word? Công nợ có phải nợ công hay không?
- Phân loại biển số xe 2025? Quy định về biển số xe 2025 thế nào? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có đúng không?