Chấp hành viên được bán đấu giá tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án dân sự không?
Chấp hành viên được bán đấu giá tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án dân sự không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
...
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
...
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Kê biên nhà ở
1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
...
Như vậy, Chấp hành viên được bán đấu giá tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án.
Cụ thể, Chấp hành viên được bán đấu giá tài sản kê biên là nhà ở duy nhất khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Sau khi xác định người phải thi hành án không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Lưu ý: Việc bán đấu giá nhà ở phải được thực hiện trong 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
Trong trường tài sản kê biên là nhà ở bị khóa thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Kê biên nhà ở
...
3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì việc kê biên tài sản là nhà ở bị khóa được thực hiện như sau:
- Khi kê biên nhà ở đang bị khoá thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói;
+ Nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Sau cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án mà người đó không có nhà ở thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
...
3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
4. Việc cưỡng chế để trả lại công trình xây dựng, vật kiến trúc theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.
Như vậy, trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá:
- Nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm.
- Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định Luật Thi hành án dân sự 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?