Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự trong trường hợp nào? Việc cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự được thực hiện ra sao?
Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 107 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về trường hợp thực hiện cưỡng chế thi hành án như sau:
Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
1. Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;
b) Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên.
Theo quy định trên thì Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;
- Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc cưỡng chế khai thác tài sản thi hành án dân sự được thực hiện ra sao?
Theo Điều 108 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì việc cưỡng chế khai thác đối với tài sản thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
- Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác.
- Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản.
- Người khai thác tài sản trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án.
Khi người phải thi hành án dân sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thì có phải sẽ chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản không?
Căn cứ Điều 109 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản thi hành án như sau:
Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản
1. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án;
b) Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản;
c) Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án.
2. Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Chấp hành viên tiếp tục kê biên và xử lý tài sản đó để thi hành án.
Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định, Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc cưỡng chế khai thác tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.
Như vậy, người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án thì sẽ chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản thi hành án dân sự.
Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định, Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc cưỡng chế khai thác tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?