Chào giá trực tuyến là một quá trình như thế nào? Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến không?
- Chào giá trực tuyến là một quá trình như thế nào?
- Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến hay không?
- Có thể kết thúc chào giá trực tuyến sau giờ hành chính hay không?
- Chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa không?
Chào giá trực tuyến là một quá trình như thế nào?
Chào giá trực tuyến được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Theo đó, chào giá trực tuyến là một quá trình lặp lại nhiều lần việc nhà thầu sử dụng phương tiện điện tử để đưa ra mức giá mới hoặc giá trị mới cho yếu tố ngoài giá có thể định lượng được theo các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Chào giá trực tuyến là một quá trình như thế nào? Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến không? (Hình từ Internet).
Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định nguyên tắc chào giá trực tuyến như sau:
Nguyên tắc chào giá trực tuyến
1. Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến. Mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến; thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến.
2. Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, và các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến.
Mức giá, các yếu tố khác ngoài giá do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu.
Theo đó, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến; thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến.
Có thể kết thúc chào giá trực tuyến sau giờ hành chính hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 99 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc chào giá trực tuyến như sau:
Nguyên tắc chào giá trực tuyến
...
4. Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến phải trong giờ hành chính.
5. Giá chào không được cao hơn giá gói thầu và không được cao hơn giá chào thấp nhất đối với trường hợp giá là yếu tố duy nhất được chào lại. Trường hợp giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) của tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vượt giá gói thầu và không có nhà thầu nào tham gia chào giá trực tuyến đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định tại điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d khoản 8 Điều 131 của Nghị định này.
Theo quy định này, thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến phải trong giờ hành chính. Do đó, không thể kết thúc chào giá trực tuyến sau giờ hành chính.
Chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa không?
Các trường hợp được áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được quy định tại khoản 3 Điều 98 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện áp dụng chào giá trực tuyến
...
3. Chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được áp dụng trong một hoặc các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá trị không quá 300 triệu đồng đối với dự toán mua sắm;
b) Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng;
c) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn phải mua của hãng sản xuất cụ thể để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của hãng sản xuất mà không thể mua của hãng sản xuất khác và có nhiều nhà thầu có khả năng cung cấp.
Như vậy, chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được áp dụng trong một hoặc các trường hợp nêu trên.
Theo đó, chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?