Chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thành lập trong trường hợp nào?
- Việc chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Giữa điểm chấm phúc khảo chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1 điểm trở lên thì cần phải làm gì?
Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thành lập trong trường hợp nào?
Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thành lập trong trường hợp được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo; Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi đề nghị phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó; Thành phần của Hội đồng phúc khảo tương tự như Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế này;
...
Như vậy, hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo.
Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thành lập trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BGDĐT như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, trong các trường hợp sau:
- Có hồ sơ xin phúc khảo của thí sinh như quy định tại khoản 2 của Điều này;
- Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia yêu cầu.
b) Giám khảo Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
c) Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi xin phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó.
...
Theo quy định trên, Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, trong các trường hợp sau:
- Có hồ sơ xin phúc khảo của thí sinh như quy định tại khoản 2 của Điều này;
- Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia yêu cầu.
Lưu ý: Giám khảo Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi xin phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó.
Hội đồng phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (Hình từ Internet)
Việc chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
Việc chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình được quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 31 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Bước 1: Rút bài, làm phách mới:
- Khu vực rút bài thi của các thí sinh đề nghị phúc khảo được bảo vệ của công an;
- Trong quá trình làm phách mới, phải che khuất phách cũ, đánh phách mới bảo đảm chính xác theo đúng quy định trên tờ giấy thi, không để xảy ra tình trạng bị nhầm phách, nhầm bài, rách phách;
- Bài thi sau khi được làm phách mới phải được niêm phong trong các túi, ngoài bì ghi rõ số bài, số tờ trước khi bàn giao cho Hội đồng phúc khảo, có sự giám sát của công an;
- Riêng đối với môn Tin học, sau khi kiểm đếm bài làm thí sinh đã in ra giấy, đĩa CD thì sắp xếp theo mã của đơn vị và bàn giao cho Hội đồng phúc khảo thực hiện chấm thi tự động trên máy vi tính.
Bước 2: Chấm phúc khảo:
- Tổ Chấm phúc khảo sử dụng Hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm do Hội đồng chấm thi cung cấp;
- Việc chấm phúc khảo bài thi được thực hiện theo hình thức chấm chung;
- Trước khi phúc khảo phải kiểm tra kỹ từng bài thi, bảo đảm đủ số phách, số tờ;
- Bài thi chỉ được xem xét thay đổi điểm khi kết quả chấm phúc khảo và kết quả chấm thi có sự chênh lệch từ 5% trở lên so với mức tối đa của thang điểm chấm thi. Tất cả các trường hợp được thay đổi điểm khi phúc khảo đều phải có sự thống nhất của Tổ Chấm phúc khảo và đại diện của Tổ chấm thi:
- Các Tổ Chấm phúc khảo tổng hợp kết quả phúc khảo, trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thi;
- Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
Trước đây, việc chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình quy định tại điểm d khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo
...
d) Việc chấm phúc khảo được thực hiện theo quy trình chấm thi tại Điều 31 của Quy chế này.
...
Theo đó, việc chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được thực hiện theo quy trình chấm thi tại Điều 31 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT, khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:
Bước 1. Mở túi bài thi, đánh phách và rọc phách bài thi:
- Việc mở túi bài thi, đánh phách và rọc phách bài thi do lãnh đạo và thư ký Hội đồng chấm thi chịu trách nhiệm thực hiện, theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
- Quy trình thực hiện:
+ Chủ tịch Hội đồng chấm thi cùng các thư ký được phân công tiến hành mở túi bài thi, kiểm tra số lượng bài thi và số tờ giấy thi có trong túi, lập biên bản xác nhận tình trạng túi bài thi trước khi mở và kết quả kiểm tra. Biên bản phải được tất cả những người tham gia mở và kiểm tra túi bài thi ký và ghi rõ họ, tên;
+ Các thành viên được Chủ tịch Hội đồng phân công làm phách tiến hành đánh phách, rọc phách; niêm phong đầu phách, khóa phách rồi bàn giao cho Chủ tịch hội đồng quản lý theo các nguyên tắc bảo vệ tài liệu Nhà nước độ Tối mật.
- Người tham gia đánh phách, rọc phách bài thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính chính xác và việc bảo mật số phách, khóa phách.
Bước 2. Chấm thi, cho điểm bài thi:
- Các quy định chung:
+ Bài thi của mỗi buổi thi được chấm theo thang điểm 20;
+ Việc chấm thi phải đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, đánh giá đúng kết quả bài làm của thí sinh theo biểu điểm đã được Chủ tịch Hội đồng chấm thi phê duyệt;
+ Điểm của kỳ thi (gọi tắt là điểm thi) là tổng điểm bài thi của các buổi thi; không làm tròn điểm thành phần, điểm của bài thi cũng như điểm thi;
+ Sau khi đã hoàn thành việc cho điểm các bài thi, sắp thứ tự các số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp để phục vụ công tác xử lý kết quả thi; tất cả thành viên của tổ chấm thi cùng ký tên vào biên bản xếp thứ tự các số phách.
- Chấm thi, cho điểm bài thi viết:
+ Tổ chấm thi có trách nhiệm thảo luận, chỉnh sửa (nếu cần thiết) và thống nhất đáp án, biểu điểm do Hội đồng soạn thảo đề thi cung cấp, trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi phê duyệt;
+ Trước khi chấm thi, giám khảo kiểm tra số phách, số tờ của từng bài thi và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết; phát hiện những bài thi có dấu hiệu đánh dấu bài hoặc làm bài trên loại giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi;
+ Nếu giám khảo phát hiện có hiện tượng bất thường trong bài làm của thí sinh, phải đưa ra toàn Tổ chấm thi để xem xét, xác nhận, đề xuất phương án xử lý và lập biên bản báo cáo Chủ tịch Hội đồng chấm thi quyết định;
+ Điểm của một câu trong bài thi là tổng các điểm thành phần của câu ấy; điểm bài thi là tổng điểm của các câu trong bài thi;
+ Mỗi bài làm của thí sinh phải được ít nhất hai (02) giám khảo chấm độc lập; trường hợp có sự chênh lệch điểm giữa hai (02) lần chấm, việc xử lý kết quả chấm được thực hiện như sau:
++ Nếu điểm chênh lệch không vượt quá 1,0 điểm đối với các môn Khoa học Tự nhiên và không vượt quá 2,0 điểm đối với các môn Khoa học Xã hội và Ngoại ngữ, hai (02) giám khảo đã chấm bài thảo luận để thống nhất điểm; trường hợp không thống nhất được điểm, các giám khảo báo cáo Tổ trưởng để cùng thảo luận, thống nhất điểm;
++ Nếu điểm chênh lệch vượt quá 1,0 điểm nhưng không vượt quá 2,0 điểm đối với các môn Khoa học Tự nhiên và vượt quá 2,0 điểm nhưng không vượt quá 4,0 điểm đối với các môn Khoa học Xã hội và Ngoại ngữ, hai (02) giám khảo đã chấm bài báo cáo Tổ trưởng để cùng thảo luận, thống nhất điểm;
++ Nếu điểm chênh lệch vượt quá 2,0 điểm đối với các môn Khoa học Tự nhiên và vượt quá 4,0 điểm đối với các môn Khoa học Xã hội và Ngoại ngữ, tùy theo mức độ, Tổ trưởng có thể yêu cầu toàn Tổ chấm thi chấm tập thể bài thi hoặc yêu cầu giám khảo thứ ba chấm lại bài thi, sau đó Tổ trưởng và ba (03) giám khảo đã chấm bài thảo luận, thống nhất điểm;
++ Mọi trường hợp không đạt được sự thống nhất điểm giữa Tổ trưởng và các giám khảo đã chấm bài đều phải được đưa ra Tổ chấm thi để chấm tập thể.
+ Sau khi hoàn thành việc chấm bài của 01 túi bài thi, các giám khảo ghi điểm vào Phiếu chấm thi, ghi rõ họ tên và ký xác nhận. Sau đó, giao túi bài thi đã chấm cho Tổ trưởng để bàn giao cho thư ký Hội đồng chấm thi;
+ Khi đã hoàn thành việc chấm bài thi và ghi điểm vào Phiếu chấm thi, Tổ chấm thi kết hợp với thư ký Hội đồng chấm thi nhập điểm vào máy tính theo số phách (một người đọc điểm, một người nhập điểm và một người kiểm tra); sau khi nhập điểm xong, in ra để đối chiếu với các Phiếu chấm thi và cùng ký xác nhận.
- Bài thi môn Tin học được chấm trên máy vi tính bằng phần mềm chấm thi chuyên dụng.
- Việc chấm thi, cho điểm bài thi thực hành của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và bài thi nói của các môn Ngoại ngữ được thực hiện theo quy trình riêng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Bước 3. Ghép phách, lên điểm thi:
- Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, việc ghép phách, lên điểm thi chỉ được thực hiện sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt phương án xếp giải.
- Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, việc ghép phách, lên điểm thi chỉ được thực hiện sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh sách các thí sinh (theo số phách bài thi) được tuyển chọn vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế.
- Việc ghép phách, lên điểm thi do lãnh đạo và thư ký Hội đồng chấm thi chịu trách nhiệm thực hiện và phải được tiến hành dưới sự giám sát của thanh tra và đại diện giám khảo.
Bước 4. Bảo quản bài thi tại Hội đồng chấm thi:
- Từ lúc tiếp nhận bài thi của các Hội đồng coi thi đến khi Hội đồng chấm thi làm việc, bài thi và các hồ sơ thi do Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm bảo quản.
- Trong thời gian Hội đồng chấm thi làm việc, bài thi do Chủ tịch hội đồng chấm thi chịu trách nhiệm bảo quản. Các thùng, tủ đựng bài thi và hồ sơ thi phải được khoá và niêm phong, để trong một phòng chắc chắn, an toàn, được tổ chức bảo vệ 24/24 giờ.
- Phải thực hiện đúng các quy định về việc niêm phong, mở niêm phong, giao nhận bài thi, hồ sơ thi, trực bảo vệ.
- Trong từng buổi chấm thi, giám khảo trực tiếp bảo quản bài thi từ khi nhận đến khi giao lại cho Tổ trưởng Tổ chấm thi để bàn giao cho thư ký Hội đồng chấm thi.
Giữa điểm chấm phúc khảo chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1 điểm trở lên thì cần phải làm gì?
Giữa điểm chấm phúc khảo và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1 điểm trở lên thì theo quy trình quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 32 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
Phúc khảo bài thi
...
4. Hội đồng phúc khảo
...
đ) Trường hợp giữa điểm chấm phúc khảo và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các giám khảo chấm phúc khảo với các giám khảo chấm thi đợt đầu và lập Biên bản đối thoại; căn cứ Biên bản đối thoại, Chủ tịch Hội đồng phúc khảo quyết định điểm chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
e) Điểm thi của thí sinh chỉ được thay đổi nếu điểm chấm phúc khảo chênh lệch với điểm chấm của Hội đồng chấm thi từ 1,0 điểm trở lên.
g) Chủ tịch Hội đồng phúc khảo có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về kết quả chấm phúc khảo.
h) Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.
4. Các khiếu nại, tố cáo khác về thi (ngoài điểm thi và hồ sơ thi) do Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết.
Như vậy, trường hợp giữa điểm chấm phúc khảo và điểm đã chấm có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các giám khảo chấm phúc khảo với các giám khảo chấm thi đợt đầu và lập Biên bản đối thoại;
Căn cứ Biên bản đối thoại, Chủ tịch Hội đồng phúc khảo quyết định điểm chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?