Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh một cách tự nguyện như thế nào?
Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán.
Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP chấm dứt tự nguyện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thì phải nộp hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và thông qua phương án xử lý các vấn đề liên quan;
- Phương án xử lý các hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, bao gồm phương án xử lý các tài khoản và tài sản ký quỹ của khách hàng.
Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh một cách tự nguyện như thế nào?
Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm những tài liệu nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ (khoản 2 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
- Hồ sơ được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hồ sơ đề nghị chấm dứt tự nguyện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực.
Bước 2: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (khoản 3 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3: Cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt (khoản 4 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (khoản 5 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Bước 5: Nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý (khoản 6 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý, bao gồm các tài liệu sau:
- Danh sách khách hàng với đầy đủ thông tin nhận diện khách hàng, tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, tài khoản ký quỹ và danh mục tài sản ký quỹ, vị thế trên từng tài khoản; lý do không thể tất toán, xử lý các tài khoản còn tồn (nếu chưa xử lý được);
- Biên bản thanh lý, xác nhận của thành viên bù trừ thay thế về việc đã hoàn tất bàn giao toàn bộ tài khoản, tài sản ký quỹ của khách hàng cho thành viên thay thế (nếu có);
- Quyết định rút tư cách thành viên bù trừ;
- Văn bản xác nhận đã thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Bước 6: Ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (khoản 7 Điều 12 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả xử lý việc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, để thực hiện việc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh một cách tự nguyện, tổ chức muốn chấm dứt phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trộm vía là gì? Trộm vía có phải mê tín dị đoan không? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là gì? Nội dung hợp đồng lao động có bắt buộc quy định về thời hạn trả lương?
- Ngày Núi Quốc tế là gì? Ngày 11 tháng 12 là Ngày Núi Quốc tế? Ngày Núi Quốc tế có phải ngày lễ lớn?
- Có phương án hoàn trả vốn ứng từ Quỹ phát triển đất là điều kiện duy nhất để được ứng vốn từ Quỹ phát triển đất?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ có phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm không?