Cha mẹ có trách nhiệm ngăn cấm con dưới 18 tuổi uống rượu bia không? Nếu không ngăn cấm mà để con uống rượu bia thì có bị phạt không?
Cha mẹ có trách nhiệm ngăn cấm con dưới 18 tuổi uống rượu bia không?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:
“Điều 34. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.
2. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.”
Theo đó, các thành viên trong gia đình không chỉ riêng cha mẹ có trách nhiệm giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia.
Uống rượu bia (Hình từ Internet)
Cha mẹ có bị phạt tiền khi để con chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia không?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 36. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia không bảo đảm chính xác, không khách quan và không khoa học.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, loại bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như quy định trên thì cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia. Nếu vi phạm, để mặc cho người chưa đủ 18 tuổi trong gia đình uống rượu bia thì các thành viên đều có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Người bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Điều 4 Nghị định này cũng quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó mức phạt tiền quy định tại Điều 31 là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, những trường hợp do tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi là từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?