Cha mẹ chết 15 năm trước bây giờ có được chia tài sản không? Ai được chia tài sản khi cha mẹ không để lại di chúc?
Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thời điểm mở thừa kế sẽ được tính là thời điểm người có tài sản chết.
Ai được chia tài sản khi cha mẹ không để lại di chúc?
Cha mẹ chết 15 năm trước bây giờ mới chia tài sản thừa kế có được không?
Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu chia tài sản thừa kế như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp này, bạn phải xem xét di sản là bất động sản hay là động sản. Nếu là bất động sản thì thời hiệu vẫn còn, đối với động sản thì bạn đã hết thời hiệu khởi kiện và động sản này đã thuộc về người anh cả.
Theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Bất động sản và động sản như sau:
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Như vậy, bạn cần xem xét di sản của che mẹ bạn để lại là gì để được yêu cầu chia tài sản thừa kế.
Ai là người được chia tài sản khi cha mẹ chết không để lại di chúc?
Xác định hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp này, cha mẹ không để lại di chúc thì bạn và anh bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật.
Theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Đối với những quy định trên, nếu bạn và anh bạn vi phạm 1 trong những điều kiện đó thì sẽ không được quyền hưởng di sản.
Thủ tục, quy trình khởi kiện vụ việc chia tài sản thừa kế bao gồm:
- Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
+ CCCD/CMND bản sao có chứng thực
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa người để lại di sản và người khởi kiện: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu,… (toàn bộ giấy tờ đều phải công chứng).
+ Giấy khai tử của người để lại di sản
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản,…
- Thứ hai: gửi đơn khởi kiện lên cơ quan Toà án có thẩm quyền
- Thứ ba: sau khi xem xét hồ sơ và các chứng cứ kèm theo nếu Toà án thấy vụ án thuộc thẩm quyền xử lý thì sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
Như vậy, khi bạn đã xác minh được di sản cha mẹ để lại là gì và bạn, anh bạn không thuộc đối tượng pháp luật quy định về người không được quyền hưởng di sản thì bạn phải nộp hồ sơ đến cơ quan tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?