Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào?
- Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào?
- Trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình không?
Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình.
Như vậy, hành vi áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai con gái, trừ trường hợp người con có đơn không yêu cầu, buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi trên trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho con và khôi phục quyền lợi hợp pháp của người này.
Lưu ý, tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về trách nhiệm của gia đình như sau:
Trách nhiệm của gia đình
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Theo đó, gia đình có trách nhiệm:
- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
- Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
- Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các quyền nêu trên, trong đó có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?