Cây anh túc non là gì? Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?

Tôi có thắc mắc là người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù? Người trồng cây anh túc non ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Tiền Giang.

Cây anh túc non là gì?

Anh túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum L., thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết xuất của cây này làm gây nghiện nặng.

Cây anh túc là loại cây thân thảo, cao khoảng 1 đến 1,5m, lá cây có hình bầu dục mọc sát thân. Những bông anh túc nhiều màu sắc trông rất đẹp và đặc biệt. Không giống như những loài hoa khác, tuy có thân giống nhau nhưng chúng lại ra hoa với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, vàng, tím... Cây anh túc non có thể hiểu là cây anh túc lúc chưa trưởng thành.

Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này vì đây là loại cây chứa chất ma túy theo Điều 5 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định.

cây anh túc

Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)

Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?

Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù, thì theo Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó, người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Với số lượng 3.000 cây anh túc non trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Và người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Người trồng cây anh túc non ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Người trồng cây anh túc non ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo quy định trên, người trồng cây anh túc non ra đầu thú thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Cây thuốc phiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ganja là gì? Người trồng ganja thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cây anh túc non là gì? Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Trồng cây anh túc ngâm rượu có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì người trồng cây anh túc thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hành vi trồng cây thuốc phiện có vi phạm pháp luật không? Hành vi trồng cây thuốc phiện bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cây thuốc phiện
1,871 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cây thuốc phiện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào