Cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được thiết kế theo nguyên tắc gì?
- Cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được thiết kế theo nguyên tắc gì?
- Trong quá trình biên tập, xử lý thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ có thể sử dụng bảng phân loại nào?
- Dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thế nào?
Cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được thiết kế theo nguyên tắc gì?
Về nguyên tắc thiết kế cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BKHCN như sau:
Nguyên tắc thiết kế cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào
1. Bảo đảm thống nhất về cấu trúc của dữ liệu thông tin đầu vào giữa các dữ liệu thành phần của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
2. Phù hợp với các mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương quy định tại Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương; Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
3. Bảo đảm kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu thông suốt giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ và các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ khác của bộ, ngành, địa phương.
4. Bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ thông tin với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương, Cổng Dịch vụ công quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Như vậy đối với cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được thiết kế theo 04 nguyên tắc nêu trên.
Cấu trúc dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Trong quá trình biên tập, xử lý thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ có thể sử dụng bảng phân loại nào?
Tại Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BKHCN có quy định về bảng phân loại như sau:
Sử dụng bảng phân loại
1. Trong quá trình biên tập, xử lý thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành một số bảng phân loại thống kê khoa học và công nghệ.
2. Lĩnh vực nghiên cứu là từ khóa để thống kê, phân tích thông tin về tổ chức khoa học và công nghệ và tổ chức khác có hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo đó thì trong quá trình biên tập, xử lý thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN.
Dữ liệu thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-BKHCN có quy định:
- Yêu cầu kỹ thuật nhập dữ liệu: Sử dụng bộ mã ký tự tiếng Việt tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001 (ISO/IEC 10646-1:2000), Công nghệ thông tin - Bộ mã kí tự tiếng Việt 16-bit để cập nhật dữ liệu.
- Yêu cầu kỹ thuật định dạng đối với tài liệu đính kèm
* Dạng văn bản
- Định dạng Plain Text (.txt);
- Định dạng Rich Text Fomart (.rtf);
- Định dạng văn bản Word và Word mở rộng của Microsoft (.doc; .docx);
- Định dạng Portable Document Fomart (.pdf) phiên bản 1.4 trở lên;
- Định dạng open Document Text (.odt).
* Dạng bảng tính
- Định dạng bảng tính Excel và bảng tính Excel mở rộng của Microsoft (.xls; .xlsx);
- Định dạng Comma eparated Variable/Delimited (.csv);
- Định dạng Open Document Spreadsheets (.ods).
* Dạng ảnh đồ họa
- Định dạng: JPEG (.jpg; .jpeg), PNG (.png), TIF (.tif; tiff), GIF (.gif);
- Độ phân giải tối thiểu: 200 dpi.
* Dạng phim ảnh
- Định dạng: MOV, MP4, MKV, FLV, MPEG-4 (.mpeg, .mpg). AVI (.avi), WMV (.wmv);
- Bit rate tối thiểu: 1500 kbps.
* Dạng âm thanh
- Định dạng: MP3 (.mp3), WMA (.wma);
- Bit rate tối thiểu: 128 kbps.
* Dạng trình chiếu
- Định dạng Powerpoint và Powerpoint mở rộng của Microsoft (.ppt; .pptx).
* Dạng file nén
- Định dạng Zip (WinZip) (.zip);
- Định dạng RAR (WinRAR) (.rar);
- Định dạng 7z (7-Zip) (.7z).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?