Cấp Sở hay là cấp Bộ mới có thẩm quyền giải thích luật? Các trường hợp và nguyên tắc giải thích luật được quy định ra sao?
- Cấp Sở hay là cấp Bộ mới có thẩm quyền giải thích luật?
- Các trường hợp và nguyên tắc giải thích luật được quy định ra sao?
- Trình tự, thủ tục giải thích luật như thế nào?
- Đăng công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật ra sao?
- Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có để giải thích luật hay không?
Cấp Sở hay là cấp Bộ mới có thẩm quyền giải thích luật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 159 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
"Điều 159. Thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh."
Như vậy, theo quy định này thì thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh sẽ thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, tại Điều này cũng có quy định về những cơ quan, tổ chức có quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Cho nên cấp sở và cấp bộ không có thẩm quyền giải thích Luật.
Giải thích luật
Các trường hợp và nguyên tắc giải thích luật được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 158 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
"Điều 158. Các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách hiểu khác nhau trong việc thi hành.
2. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
c) Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới."
Theo đó, các trường hợp và nguyên tắc giải thích luật được quy định như trên.
Trình tự, thủ tục giải thích luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 160 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
"Điều 160. Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;
g) Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh."
Như vậy, trình tự, thủ tục giải thích luật thực hiện theo quy định trên.
Đăng công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật ra sao?
Căn cứ tại Điều 161 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
"Điều 161. Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được đăng Công báo theo quy định tại Điều 150 của Luật này, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và đăng tải, đưa tin theo quy định tại Điều 157 của Luật này.
2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được áp dụng cùng với văn bản được giải thích."
Như vậy, việc đăng công báo, đăng tải và đưa tin nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật cũng được quy định như trên.
Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có để giải thích luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
"Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định về việc giải thích luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?