Cập nhật ngày 15/4/2022: Các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế?
Cập nhật ngày 15/4/2022: Các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế?
Các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế là gì?
Theo hướng dẫn tại mục 1 Công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đưa ra định nghĩa mới nhất về ca bệnh nghi ngờ hiện nay như sau:
"1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19
1.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:
- Sốt và ho; hoặc
- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt, ho, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở.
b) Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục I.2).
c) Lả trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.
Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.
Như vậy, khi người có các triệu chứng sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt, ho, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở thì cần theo dõi sức khỏe vì có khả năng người này đã nhiễm vi rút Covid-19.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn mới nhất về yếu tố dịch tễ của người nghi nhiễm Covid-19 như sau: là người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.
Định nghĩa mới nhất về ca nhiễm bệnh Covid-19 (F0) theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế
Theo hướng dẫn tại mục 1 Công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đưa ra định nghĩa mới nhất về ca bệnh F0 hiện nay như sau:
"1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19
...
1.2. Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).
b) Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
c) Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tỉnh với vị rút SARS-CoV-2."
Định nghĩa mới nhất về người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) là ai?
Theo hướng dẫn tại mục 1 Công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đưa ra định nghĩa mới nhất về ca bệnh F1 hiện nay như sau:
"1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19
...
1.3. Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cũng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của các bệnh xác định.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định:
- Đối với ca bệnh xác định có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng số và các triệu chứng đủng hổ hấp).
- Đối với ca bệnh xác định không cố triệu chứng: tới kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy vẫn có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV."
Theo đó, một người được xác định là F1 khi người đó có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định; đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cũng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định; không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của các bệnh xác định; trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?