Cấp lại Giấy khai sinh cho trẻ khi sai tên của mẹ trong giấy chứng sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Thủ tục đăng ký lại Giấy khai sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
- Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
- Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây
Cấp lại Giấy khai sinh cho trẻ khi sai tên của mẹ trong giấy chứng sinh
Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh theo quy định pháp luật
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh.
Cấp lại Giấy khai sinh cho trẻ khi sai tên của mẹ trong giấy chứng sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Trong trường hợp tên của người mẹ trong giấy khai sinh của con bị sai thì có thể làm thủ tục cải chính hộ tịch khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Do đó, cần đưa ra căn cứ xác định có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch, việc thay đổi, cải chính sẽ được thực hiện.
Từ những phân tích trên, khi muốn sửa đổi tên người mẹ trong giấy chứng sinh cần có đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương và làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch để sửa thông tin trong giấy khai sinh cho trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài được hình thành từ đâu? Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện đúng không?
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?
- Lệ phí môn bài bậc 1 bao nhiêu tiền 2025? Những trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài 2025?