Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được hiểu như thế nào? Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như thế nào?
- Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được hiểu như thế nào?
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như thế nào?
- Ai có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc?
- Trình tự, thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được pháp luật quy định như thế nào?
Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc
Cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc là việc các trường đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải chính xác so với sổ gốc.
Theo đó, cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc là việc các trường đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.
Các nội dung ghi trong bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc phải chính xác so với sổ gốc.
Bằng tốt nghiệp trung cấp (Hình từ Internet)
Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc
1. Bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc không được yêu cầu xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh nếu thấy cần thiết.
Như vậy, bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp được cấp từ sổ gốc không được yêu cầu xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp trung cấp để đối chiếu, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh nếu thấy cần thiết.
Ai có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc?
Tại Điều 18 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Người có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc
Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc:
1. Người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trong trường hợp người đó đã chết.
Như vậy, những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc:
- Người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung cấp.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung cấp.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế của người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung cấp trong trường hợp người đó đã chết.
Trình tự, thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc phải có đơn đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Thông tư này ngoài giấy tờ theo quy định trên, phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.
Bước 2: Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc gửi yêu cầu nhận kết quả qua bưu điện, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi một (01) phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người nhận.
Bước 3: Trường đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung cấp căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp cho người yêu cầu; nội dung bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.
Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì nhà trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
Bước 4: Trường hợp không cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc cho người yêu cầu thì nhà trường phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Thời hạn cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được thực hiện như sau:
- Được thực hiện trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi nhà trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với trường hợp yêu cầu cấp nhiều bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp, nội dung bằng tốt nghiệp trung cấp phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà nhà trường không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.
Bước 6: Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao.
Bước 7: Lệ phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?