Cảnh cáo có phải là hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không?
- Cảnh cáo có phải là hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không?
- Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi có giao dịch về quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là khi nào?
Cảnh cáo có phải là hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
Theo quy định nêu trên, có 02 hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Như vậy, cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Cảnh cáo có phải là hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hay không? (Hình từ Internet).
Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi có giao dịch về quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:
(1) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định.
Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;
(2) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.
Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?