Cần được trợ giúp trong phòng chống bạo lực gia đình thì có thể liên hệ những cơ sở, tổ chức nào?
Khi cần được trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có thể liên hệ những cơ sở nào?
Căn cứ Điều 35 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, khi có nhu cầu người bị bạo lực gia đình có thể liên hệ những cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình để nhận sự chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Những cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm: Địa chỉ tin cậy; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở trợ giúp xã hội; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Cần được trợ giúp trong phòng chống bạo lực gia đình thì có thể liên hệ những cơ sở, tổ chức nào?
Những cơ sở nào được xem là địa chỉ tin cậy trong trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ Điều 36 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Địa chỉ tin cậy
1. Địa chỉ tin cậy là tổ chức, cá nhân có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về việc nhận làm địa chỉ tin cậy. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố địa chỉ tin cậy trong địa bàn quản lý; hướng dẫn, tổ chức việc tập huấn cho địa chỉ tin cậy về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông bảo cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ kinh phí cho địa chỉ tin cậy theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng dân cư.
Theo đó, thì địa chỉ tin cậy trong trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là những là tổ chức, cá nhân có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.
Những cơ sở này khi nhận làm địa chỉ tin cậy thì phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách và công bố địa chỉ tin cậy trong địa bàn quản lý; hướng dẫn, tổ chức việc tập huấn cho địa chỉ tin cậy về phòng, chống bạo lực gia đình.
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình hoạt động phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 40 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động về:
- Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
- Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
- Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
- Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?