Căn cứ vị trí công tác thì công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân thành bao nhiêu loại?
Căn cứ vị trí công tác thì công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân thành bao nhiêu loại?
Căn cứ vị trí công tác thì công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại theo Điều 4 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Các loại công chức được tuyển dụng
1. Căn cứ ngạch được bổ nhiệm, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại như sau:
a) Loại A gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
b) Loại B gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính hoặc tương đương.
c) Loại C gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Cán bộ điều tra, Chuyên viên hoặc tương đương.
d) Loại D gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương.
2. Căn cứ vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, căn cứ vị trí công tác, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại như sau:
(1) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
(2) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Căn cứ vị trí công tác thì công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Ưu tiên tuyển chọn đối tượng nào vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Nguyên tắc tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân được căn cứ theo Điều 5 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và phù hợp với đặc thù của Ngành.
2. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải được giám sát chặt chẽ.
3. Bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng để tuyển chọn công chức có chất lượng.
4. Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
5. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Người đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Người đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện được căn cứ theo Điều 7 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển công chức, ngoài những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện sau tại thời điểm đăng ký:
1. Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị của bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên ngành cần tuyển.
Trường hợp vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc ở địa bàn, vị trí việc làm chuyên ngành khác có khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị tuyển dụng báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Về sức khỏe: Có đủ sức khỏe đẻ công tác theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền; không bị dị hình, dị tật, khuyết tật; nam cao từ 1,60m, nặng từ 50kg trở lên; nữ cao từ 1,55m, nặng từ 45kg trở lên.
Không áp dụng quy định về chiều cao, cân nặng đối với người được tuyển dụng công chức chuyên môn nghiệp vụ khác.
4. Về tuổi:
a) Không quá 35 tuổi đối với nam và không quá 30 tuổi đối với nữ;
b) Đối với những trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 Quy chế này hoặc trường hợp cán bộ, công chức từ ngành khác chuyển đến ngành Kiểm sát nhân dân thì độ tuổi không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ và phải đảm bảo đến khi đủ tuổi nghỉ hưu phải có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành của pháp luật.
5. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng công chức có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?