Căn cứ vào đâu để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp?
- Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa gồm những cơ quan nào?
- Căn cứ vào đâu để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp?
- Hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lập gồm những tài liệu nào?
Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa gồm những cơ quan nào?
Tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa gồm những cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Căn cứ vào đâu để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp?
Căn cứ vào đâu để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL về chuẩn bị thực hiện giám định như sau:
Chuẩn bị thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
3. Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
Quyết định tiến hành giám định tư pháp thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
Như vậy, theo quy định trên thì để tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lựa chọn giám định viên tư pháp phù hợp thì cần căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định.
Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
Hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lập gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lập gồm những tài liệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL về lập hồ sơm lưu giữ hồ sơ giám định như sau:
Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này.
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 như sau:
Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
....
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa do tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa lập gồm những tài liệu sau:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
- Kết luận giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?