Căn cứ nào để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư công về công nghệ thông tin?
- Căn cứ nào để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư công về công nghệ thông tin?
- Báo cáo kết quả khảo sát trong dự án về công nghệ thông tin để làm căn cứ cho chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu kết quả phải có những nội dung gì?
- Khi nào dự án công nghệ thông tin phải thực hiện khảo sát bổ sung?
- Trong dự án đầu tư công nghệ thông tin thì sẽ bao gồm các nội dung công việc gì?
Căn cứ nào để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư công về công nghệ thông tin?
Căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư công nghệ thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, cụ thể là các căn cứ như sau:
- Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát (trong trường hợp thuê tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát);
- Nhiệm vụ khảo sát được duyệt;
- Báo cáo kết quả khảo sát.
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định về nội dung của nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư CNTT, gồm các nội dung sau:
- Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát;
- Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát;
- Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát theo hợp đồng đã ký kết.
Lưu ý: Kết quả nghiệm thu phải được lập thành biên bản.
Căn cứ nào để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát dự án đầu tư công về công nghệ thông tin?
Báo cáo kết quả khảo sát trong dự án về công nghệ thông tin để làm căn cứ cho chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu kết quả phải có những nội dung gì?
Về báo cáo kết quả khảo sát trong dự án công nghệ thông tin được quy định tại Điều 14 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 14. Báo cáo kết quả khảo sát
1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát
a) Tên nhiệm vụ khảo sát được duyệt;
b) Đặc điểm, quy mô đầu tư;
c) Quy trình, phương pháp và thiết bị (nếu có) dùng cho khảo sát;
d) Số liệu, kết quả khảo sát thực tế. Đối với phần mềm nội bộ, bổ sung thêm mô tả yêu cầu người sử dụng;
đ) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;
e) Đề xuất giải pháp kỹ thuật - công nghệ (nếu có) phục vụ cho việc thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết (trong trường hợp khảo sát bổ sung hoặc trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);
g) Kết luận và kiến nghị;
h) Các phụ lục có liên quan để minh họa cho kết quả khảo sát thu được (nếu có).
2. Báo cáo kết quả khảo sát phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho việc triển khai lập thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết (trong trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).
3. Tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc đảm nhận; bồi thường thiệt hại (nếu có) khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát được duyệt và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại."
Như vậy một báo cáo hợp quy thì phải có các nội dung như trên, các nội dung trong báo cáo còn là căn cứ để các tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc đảm nhận.
Khi nào dự án công nghệ thông tin phải thực hiện khảo sát bổ sung?
Nội dung này được quy định tại Điều 25 Nghị định 73/2019/NĐ-CP về việc khảo sát bổ sung thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khảo sát bổ sung nếu thấy cần thiết.
- Nhiệm vụ khảo sát bổ sung được lập theo các nội dung như sau:
+ Mục đích khảo sát;
+ Phạm vi khảo sát;
+ Các loại công tác khảo sát dự kiến;
+ Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến.
- Nội dung báo cáo kết quả khảo sát bổ sung, nội dung nghiệm thu kết quả khảo sát bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
- Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho triển khai lập hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết hoặc thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi.
Trong dự án đầu tư công nghệ thông tin thì sẽ bao gồm các nội dung công việc gì?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về nội dung công việc trong dự án đầu tư công nghệ thông tin như sau:
"Điều 24. Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư gồm:
1. Thực hiện việc khảo sát bổ sung (nếu cần thiết).
2. Thỏa thuận sử dụng tần số, tài nguyên số quốc gia (nếu yêu cầu phải có thỏa thuận về sử dụng tần số, tài nguyên số theo quy định của pháp luật có liên quan).
3. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế chi tiết, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các hợp đồng.
5. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hợp đồng.
6. Quản lý thực hiện dự án.
7. Kiểm thử hoặc vận hành thử.
8. Bàn giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án.
9. Đào tạo hướng dẫn sử dụng, triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành và khai thác.
10. Nghiệm thu, bàn giao dự án.
11. Lập hồ sơ hoàn thành, lưu trữ hồ sơ của dự án theo quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?