Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định ra sao?
Thẩm quyền giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc cơ quan nào?
Giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 46 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan trên địa bàn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
+ Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan trên địa bàn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những nội dung gì?
Theo Điều 47 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung giám sát
1. Giám sát việc bảo toàn vốn.
2. Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản
a) Hoạt động huy động vốn;
b) Sử dụng vốn;
c) Cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định nội bộ của Quỹ;
d) Quản lý tài sản.
3. Giám sát kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ;
b) Kết quả hoạt động của Quỹ: Thu nhập, kết quả tài chính của Quỹ;
c) Phân phối kết quả tài chính và trích lập các quỹ.
4. Giám sát thực hiện chế độ tiền lương của Quỹ.
5. Các nội dung giám sát liên quan khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 05 nội dung sau đây:
(1) Giám sát việc bảo toàn vốn.
(2) Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản
+ Hoạt động huy động vốn;
+ Sử dụng vốn;
+ Cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định nội bộ của Quỹ;
+ Quản lý tài sản.
(3) Giám sát kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
+ Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Quỹ;
+ Kết quả hoạt động của Quỹ: Thu nhập, kết quả tài chính của Quỹ;
+ Phân phối kết quả tài chính và trích lập các quỹ.
(4) Giám sát thực hiện chế độ tiền lương của Quỹ.
(5) Các nội dung giám sát liên quan khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ vào đâu để thực hiện giám sát hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Theo Điều 48 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ thực hiện giám sát và phương thức giám sát
1. Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Nghị định này, các văn bản hướng dẫn Nghị định.
2. Điều lệ tổ chức và hoạt động và các quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do các cấp thẩm quyền ban hành.
3. Kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Báo cáo tài chính năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được kiểm toán độc lập và được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng thông qua; báo cáo tài chính 06 tháng, năm; báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại Quỹ bảo lãnh tín dụng của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
7. Phương thức giám sát tài chính thực hiện bằng phương pháp giám sát trực tiếp hoặc giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của Quỹ và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
Theo đó, cơ quan giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng căn cứ vào các tài liệu sau đây để thực hiện giám sát hoạt động, cụ thể:
+ Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Nghị định này, các văn bản hướng dẫn Nghị định.
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động và các quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do các cấp thẩm quyền ban hành.
+ Kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Báo cáo tài chính năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được kiểm toán độc lập và được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng thông qua; báo cáo tài chính 06 tháng, năm; báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại Quỹ bảo lãnh tín dụng của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Đối với giám sát tài chính thì cơ quan giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện bằng phương pháp giám sát trực tiếp hoặc giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo của Quỹ bảo lãnh tín dụng để phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của Quỹ và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Chi tiết các điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tại Hà Nội?