Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án có được phép ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp hay không?
- Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp có phải hành vi tham nhũng hay không?
- Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án có được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp hay không?
- Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp có phải hành vi tham nhũng hay không?
Các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 như sau:
Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Theo đó thì việc cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp không phải hành vi tham nhũng.
Tải về mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý mới nhất 2023: Tại Đây
Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án có được phép ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án có được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp hay không?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
...
Theo đó cán bộ. công chức tại Tòa án, Viện kiểm sát làm công việc liên quan đến tư pháp thì không được phép tư vấn dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp được.
Việc cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp không phải hành vi tham nhũng tuy nhiên đã vi phạm quy định về quy tắc ứng xử.
Do đó đây được xem là vi phạm pháp luật, dẫn đến việc trả tiền thù lao là trái quy định.
Từ đó, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như thế nào cũng không thể thực hiện, bởi vì khoản chi này là khoản chi không hợp pháp.
Cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Việc cán bộ Viện kiểm sát và Tòa án ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp đã vi phạm quy định về quy tắc ứng xử theo đó sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 94 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 như sau:
Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng là những hành vi không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
c) Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;
d) Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;
đ) Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
e) Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;
g) Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
h) Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Người có hành vi quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi quy định tại điểm g khoản 1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
3. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.
Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Người có hành vi phạm về quy tắc ứng xử tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?