Cán bộ nhà nước có được cùng với người nhà kinh doanh theo phương thức đa cấp hay không?
Cán bộ nhà nước có được cùng với người nhà kinh doanh theo phương thức đa cấp hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Nghị định 40//2018/NĐ-CP về điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp cụ thể như sau:
"1. Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức."
Theo đó, có thể thấy một trong những đối tượng không được tham gia bán hàng đa cấp là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Mà căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định, người được bầu cử và giữ chức vụ trong Ủy ban nhân dân cấp xã được xem là cán bộ xã.
Do đó, cán bộ xã không thể kinh doanh thep phương thức đa cấp. Bạn chỉ có thể để vợ mình tự tham gia hoạt động kinh doanh này.
Cán bộ nhà nước có được cùng với người nhà kinh doanh theo phương thức đa cấp hay không?
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được lập theo quy định nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được quy định như sau:
"1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
c) Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
d) Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
đ) Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
g) Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
h) Quy định về việc mua lại hàng hóa;
i) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
k) Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
3. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức sau:
a) Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, cỡ chữ ít nhất là 12;
b) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau."
Người tham gia bán hàng đa cấp có được cấp thẻ hay giấy chứng nhận để chứng minh tư cách của mình hay không?
Thẻ thành viên đối với người tham gia bán hàng đa cấp được quy định tại Điều 33 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
"1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được cấp Thẻ thành viên cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản và có cam kết bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cấp miễn phí Thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp.
3. Thẻ thành viên bao gồm các nội dung sau:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Thông tin liên hệ của doanh nghiệp;
c) Ảnh của người tham gia bán hàng đa cấp;
d) Thông tin của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm: Tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thành viên hoặc số thẻ, ngày cấp thẻ, nơi cấp thẻ.
4. Thẻ thành viên hết hiệu lực khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm công bố công khai việc chấm dứt hiệu lực của Thẻ thành viên trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp."
Theo đó, chỉ những người tham gia bán hàng đa cấp nào đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản và có cam kết bằng văn bản thì mới được doanh nghiệp bán hàng đa cấp cấp thẻ thành viên để chứng minh tư cách và thực hiện một số quyền hạn và trách nhiệm cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?