Cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng có bắt buộc phải là công chức hay không?
Cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng có bắt buộc phải là công chức hay không?
Cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng có bắt buộc phải là công chức hay không? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ
1. Tiêu chuẩn:
a) Là công chức, viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
c) Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;
d) Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.
...
Theo đó, cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng cần có đủ những điều kiện sau đây:
- Là công chức, viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo trở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;
- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.
Như vây, cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng không bắt buộc phải là công chức mà có thể là viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường cao đẳng.
Trách nhiệm của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được quy định ra thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban (phòng) thanh tra;
- Kiến nghị Trưởng ban (phòng) các nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban (phòng) thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, kiến nghị các vấn đề phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng ban (phòng), chịu trách nhiệm trước Trưởng ban (phòng) và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao;
- Tham gia Đoàn thanh tra nội bộ hoặc thanh tra độc lập theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Khi tham gia Đoàn thanh tra, cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 Thông tư này.
Chế độ đối với cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng là gì?
Theo Điều 11 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ đối với cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ
1. Trưởng ban (phòng), Phó trưởng ban (phòng) thanh tra được hưởng phụ cấp chức vụ như Trưởng ban (phòng), Phó trưởng ban (phòng) khác.
2. Cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi như công chức, viên chức của trường; hưởng phụ cấp ưu đãi khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường; được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra; được trang bị phương tiện làm việc; được tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi tham gia Đoàn thanh tra nội bộ được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Theo đó, cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ở trường cao đẳng được hưởng những chế độ sau:
- Hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi như công chức, viên chức của trường;
- Hưởng phụ cấp ưu đãi khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường;
- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra;
- Được trang bị phương tiện làm việc;
- Được tạo điều kiện thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?