Cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện công tác khai quật khảo cổ thì được nhận mức thù lao là bao nhiêu?
Nội dung chi cho công tác khai quật khảo cổ bao gồm những khoản chi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 67/2019/TT-BTC quy định về nội dung chi như sau:
Nội dung chi
...
3. Chi khai quật khảo cổ, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia khai quật; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công khai quật, bảo vệ hiện trường; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ khai quật; thuê phương tiện đi lại, nơi ở của cán bộ khoa học trực tiếp tham gia khai quật và chuyên gia tư vấn; vẽ kỹ thuật, dập hoa văn, chụp ảnh di tích, di vật; đền bù hoa màu và giải phóng mặt bằng khu vực khai quật; mua hoặc thuê máy móc phục vụ khai quật; xử lý bảo quản tạm thời di tích, di vật.
4. Chi chỉnh lý, nghiên cứu di tích, di vật sau thăm dò và khai quật, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉnh lý, nghiên cứu; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công phục vụ chỉnh lý, bảo quản di vật; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý; thuê kho, bãi hoặc làm nhà kho tạm nhằm bảo quản di tích, di vật để chỉnh lý, nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học; thuê phân tích mẫu hiện vật; gắn chắp, phục dựng hiện vật; đo vẽ, chụp ảnh, lập hồ sơ khoa học cho các di vật; đóng gói và vận chuyển hiện vật về bảo tàng hoặc địa điểm lưu giữ hiện vật sau khi khai quật của từng địa phương.
...
Như vậy, 09 nội dung chi cho ông tác khai quật khảo cổ, bao gồm:
(1) Chi thù lao cán bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp tham gia khai quật;
(2) Thù lao chuyên gia tư vấn;
(3) Thuê nhân công khai quật, bảo vệ hiện trường;
(4) Mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ khai quật;
(5) Thuê phương tiện đi lại, nơi ở của cán bộ khoa học trực tiếp tham gia khai quật và chuyên gia tư vấn;
(6) Vẽ kỹ thuật, dập hoa văn, chụp ảnh di tích, di vật;
(7) Đền bù hoa màu và giải phóng mặt bằng khu vực khai quật;
(8) Mua hoặc thuê máy móc phục vụ khai quật;
(9) Xử lý bảo quản tạm thời di tích, di vật.
Nội dung chi cho công tác khai quật khảo cổ bao gồm những khoản chi nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện công tác khai quật khảo cổ thì được nhận mức thù lao là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 67/2019/TT-BTC quy định về mức chi như sau:
Mức chi
1. Chi thù lao cho cán bộ khoa học, kỹ thuật (là người của cơ quan có chức năng thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc được cử tham gia thường xuyên và trực tiếp vào dự án thăm dò, khai quật khảo cổ): mức chi 300.000 đồng/người/ngày. Số ngày làm căn cứ để thanh toán chi bồi dưỡng là số ngày thực tế trực tiếp làm việc tại hiện trường khai quật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chỉnh lý hiện vật khảo cổ theo sự phân công và có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chủ nhiệm đề tài/dự án trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài mức chi bồi dưỡng nêu trên, cán bộ khoa học, kỹ thuật vẫn được hưởng chế độ lương, các loại phụ cấp đang hiện hưởng, chế độ công tác phí theo quy định đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chi thù lao đối với chuyên gia tư vấn khoa học cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ (là người ký hợp đồng tham gia tư vấn khoa học trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ):
...
Như vậy, theo quy định, cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện công tác khai quật khảo cổ thì được nhận mức thù lao là 300.000 đồng/người/ngày.
Số ngày làm căn cứ để thanh toán chi bồi dưỡng là số ngày thực tế trực tiếp làm việc tại hiện trường khai quật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chỉnh lý hiện vật khảo cổ theo sự phân công và có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chủ nhiệm đề tài/dự án trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức chi viết báo cáo kết quả khai quật khảo cổ theo quy định là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Thông tư 67/2019/TT-BTC quy định về mức chi như sau:
Mức chi
...
5. Mức chi viết báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ:
a) Mức chi viết báo cáo sơ bộ: tối đa không quá 4.000.000 đồng/báo cáo.
b) Mức chi viết báo cáo khoa học: tối đa không quá 12.000.000 đồng/báo cáo.
6. Mức chi cho công tác lập hồ sơ khoa học:
a) Chi dập hoa văn và văn bia: Tối đa không quá 100.000 đồng/bản (khổ A4), tối đa không quá 150.000 đồng/bản (khổ A3), tối đa không quá 250.000 đồng/bản (khổ A2), tối đa không quá 450.000 đồng/bản (khổ A0).
b) Chi chụp ảnh chụp di tích và di vật: Tối đa không quá 25.000 đồng/ảnh (bao gồm công chụp, chỉnh sửa và chi phí làm ảnh cỡ 9x12).
c) Phiếu đăng ký hiện vật (mô tả đặc trưng, niên đại, nguồn gốc và tính chất hiện vật): tối đa không quá 30.000 đồng/phiếu.
...
Như vậy, mức chi cho việc viết báo cáo kết quả khai quật khảo cổ bao gồm:
(1) Mức chi viết báo cáo sơ bộ: tối đa không quá 4.000.000 đồng/báo cáo.
(2) Mức chi viết báo cáo khoa học: tối đa không quá 12.000.000 đồng/báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?