Cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân phải tập hợp những thông tin gì?
- Từ ngày công bố, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân phải tập hợp những thông tin gì?
- Hoạt động theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân được tiến hành bằng hình thức nào?
- Cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân báo cáo kết quả theo dõi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra về những nội dung gì?
Từ ngày công bố, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân phải tập hợp những thông tin gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2019/TT-BCA quy định về Trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
Trình tự, thủ tục theo dõi
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc kể từ ngày gửi kết luận thanh tra, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP.
...
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc kể từ ngày gửi kết luận thanh tra, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở hồ sơ theo dõi.
- Hồ sơ theo dõi phải tập hợp các thông tin liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, gồm:
+ Thông tin cơ bản về đối tượng theo dõi;
+ Nội dung trách nhiệm mà đối tượng theo dõi phải thực hiện;
+ Thống kê cụ thể và tổng hợp các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý;
+ Nội dung, thời hạn được ghi trong yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý.
Kết luận thanh tra trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Hoạt động theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân được tiến hành bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2019/TT-BCA quy định về Trình tự, thủ tục theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
Trình tự, thủ tục theo dõi
...
2. Hoạt động theo dõi được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu báo cáo hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng theo dõi để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
a) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày được giao nhiệm vụ theo dõi, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm đề xuất văn bản trình Thủ trưởng cơ quan thanh tra để yêu cầu đối tượng theo dõi báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh về tình hình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
b) Căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm đề xuất Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người làm việc trực tiếp với đối tượng theo dõi để xác định thông tin về việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Nội dung làm việc với đối tượng theo dõi được lập thành biên bản theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, hoạt động theo dõi được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu báo cáo hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng theo dõi để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra trong Công an nhân dân báo cáo kết quả theo dõi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2019/TT-BCA quy định về Trình tự, thủ tục theo dõi như sau:
Trình tự, thủ tục theo dõi
...
3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc kể từ ngày gửi kết luận thanh tra, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm báo cáo kết quả theo dõi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP. Trường hợp trong kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có ghi thời hạn thực hiện sớm hơn, thì việc báo cáo kết quả theo dõi được thực hiện theo thời hạn đó.
4. Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP.
Như vậy, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc kể từ ngày gửi kết luận thanh tra, cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm báo cáo kết quả theo dõi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, cụ thể báo cáo kết quả theo dõi với Thủ trưởng cơ quan gồm các nội dung:
- Thông tin chung về kết luận thanh tra và trách nhiệm phải thực hiện của đối tượng theo dõi;
- Kết quả thực hiện kết luận thanh tra;
- Đánh giá việc thực hiện kết luận thanh tra;
- Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện kết luận thanh tra.
Trường hợp trong kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có ghi thời hạn thực hiện sớm hơn, thì việc báo cáo kết quả theo dõi được thực hiện theo thời hạn đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?