Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với ai? Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo đó, cán bộ công đoàn không chuyên trách sẽ được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương.

Ngoài ra, cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương.

Lưu ý:

Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.

Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?

Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Công đoàn 2012 quy định về việc bảo đảm cho cán bộ công đoàn như sau:

Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Như vậy, trong trường hợp mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.

Ngoài ra, nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn và đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Việc quản lý cán bộ công đoàn được quy định như thế nào trong Điều lệ?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về cán bộ công đoàn như sau:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách do tổ chức công đoàn ra quyết định công nhận (theo phân cấp đối với từng cấp công đoàn).

- Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn do công đoàn trực tiếp quản lý, thực hiện chính sách cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn và cán bộ công đoàn không chuyên trách thì việc quản lý và thực hiện chính sách cán bộ do tổ chức công đoàn và đơn vị, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện theo nguyên tắc: Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trả lương, nâng ngạch, bậc lương và các chế độ, chính sách quản lý cán bộ theo quy định chung của đơn vị, doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ và nội dung hoạt động công đoàn; giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cán bộ công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp có được hưởng nhiều mức phụ cấp trách nhiệm?
Pháp luật
Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn là gì? Cán bộ công đoàn đảm nhiệm các chức danh thông qua đâu?
Pháp luật
Mức trợ cấp cán bộ công chức trong cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo? Chế độ chi đối với cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác?
Pháp luật
Mức chi đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ công đoàn? Đi học theo nguyện vọng cá nhân có được hỗ trợ học phí?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn chuyên trách là gì? Nguyên tắc quản lý cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ khi hết hợp đồng có được gia hạn hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Cán bộ công đoàn gồm những người nào?
Pháp luật
Tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại cơ sở được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ công đoàn
236 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào