Cán bộ, công chức đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 có bị xử lý kỷ luật hay không?
Cán bộ công chức đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 có bị xử lý kỷ luật?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào liên quan đến kỷ luật cán bộ, công chức có đề cập đến việc kỷ luật cán bộ, công chức đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) nêu rõ:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
...
Theo đó, mặc dù pháp luật không quy định cụ thể về việc kỷ luật công chức khi đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 nhưng trong nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy định, cán bộ công chức phải chấp hành và thực hiện đúng chuẩn giờ làm việc thì nếu vi phạm, cán bộ, công chức vẫn có thể bị xem xét kỷ luật.
Cán bộ, công chức đi làm trễ sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 có bị xử lý kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thời gian làm việc của cán công chức, tuy nhiên giờ hành chính lại là cách gọi chung để chỉ thời gian làm việc của cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước nói chung.
Nhìn chung, giờ hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng tương tự giờ làm việc với đa phần các doanh nghiệp là tối đa 08 tiếng/ngày. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có khung giờ làm việc cố định riêng.
Điển hình tại TP. HCM, thời gian làm việc của Nhà nước được quy định tại Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND như sau:
Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố thì thời giờ làm việc thực hiện theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Quyết định này.
Theo đó, có thể hình dung thời gian làm việc của cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước như sau:
- Giờ hành chính nhà nước buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Giờ hành chính nhà nước buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Giờ làm việc hành chính này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 32/2010/QĐ-UBND thì giờ hành chính nhà nước bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Khi thi hành công vụ, cán bộ công chức có những nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008, khi thi hành công vụ cán bộ công chức có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?