Cán bộ chuyên trách, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân là Đảng viên nếu sinh con thứ ba có bị kỷ luật không?

Cán bộ chuyên trách, phó bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch Hội đồng Nhân dân là đảng viên nếu sinh con thứ ba có bị khiển trách về đảng không? Mình muốn biết là về mặt nhà nước thì chức danh chủ tịch Hội đồng Nhân dân nếu sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không và vị chủ tịch Hội đồng Nhân dân này nếu bị kỷ luật thì có được sắp xếp vị trí công việc khác thấp hơn hiện tại trong thời gian bị kỷ luật được không?

Cán bộ sinh con thứ ba có được không?

Theo Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 (được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số 2008) thì quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được đề cập như sau:

- Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

- Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

- Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Như vậy, Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng sinh một hoặc hai con để đảm bảo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong một vài trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, có thể sinh con thứ 3. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CPĐiều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP thì trường hợp được sinh con thứ 3 cụ thể như sau:

"Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh."

Cán bộ chuyên trách, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân là Đảng viên, sinh con thứ ba có bị kỷ luật không?

Cán bộ chuyên trách, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân là Đảng viên, sinh con thứ ba có bị kỷ luật không?

Cán bộ vi phạm quy định sinh con thứ ba sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo đó, tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật khiển trách trong trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng đối với hành vi vi phạm quy định về dân số là sinh con thứ ba, cụ thể:

"Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức."

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ vi phạm quy định về sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách. Trường hợp cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm về dân số vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; hoặc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu có hành vi vi phạm về dân số lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Nếu cán bộ bị kỷ luật thì có được sắp xếp vị trí công việc khác thấp hơn hiện tại trong thời gian bị kỷ luật được không?

Bên cạnh đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) có quy định như sau:

Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

- Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

- Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

- Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.

Như vậy, trong thời gian bị kỷ luật thì cơ quan không được điều động, sắp xếp cán bộ này làm sang vị trí công việc khác thấp hơn hiện tại.

Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Kỷ luật
Sinh con thứ ba
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ ngày 15/02/2024, người đánh bạc, cho vay nặng lãi trong Quân đội bị kỷ luật hình thức nào?
Pháp luật
Cán bộ là gì? Cán bộ có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? Cụ thể những việc cán bộ không được làm?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Hướng dẫn 05 về sinh con thứ 3 mới nhất? Hướng dẫn Quy định 69 về sinh con thứ 3 của Đảng viên thế nào?
Pháp luật
Quy định 69-QĐ/TW : Đảng viên sinh con thứ 3 có còn bị kỷ luật vì vi phạm chính sách dân số không?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3 thế nào? Tải bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Năm 2024, trường hợp nào Đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 không bị kỷ luật? Quy định về chính sách dân số như thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ
1,970 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ Kỷ luật Sinh con thứ ba

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật Xem toàn bộ văn bản về Sinh con thứ ba

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào