Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có được nhận tiền, tài sản để giải quyết thủ tục hành chính không?

Lần trước anh có đi làm CCCD. Vì số lượng người rất đông nên anh phải chờ rất lâu, nhưng đến lượt anh thì chiến sĩ Cảnh sát làm thủ tục cấp CCCD lại ưu tiên cho một người khác vì người đó có "bỏ bao thư" cho chiến sĩ đó. Cho anh hỏi thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có được nhận tiền, tài sản để giải quyết thủ tục hành chính không? Anh có thể phản ánh hành vi trên thông qua phương thức nào? - Câu hỏi của anh Văn Định đến từ Long An.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có được nhận tiền, tài sản để giải quyết thủ tục hành chính không?

Như anh đã trình bày, thì việc cán bộ chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính đó có hành vi nhận tiền từ một người dân để ưu tiên giải quyết thủ tục hành chính của người đó là trái pháp luật.

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:

Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội không được làm
1. Không gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân; không yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những giấy tờ, thủ tục ngoài quy định.
2. Không lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
3. Không nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho các cá nhân, tổ chức tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở làm việc tại cơ quan.
4. Không hứa hẹn, thỏa thuận hoặc nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, lợi ích phi vật chất để giải quyết thủ tục hành chính về trật tự xã hội.

Như vậy, hành vi trên của chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là trái với quy định.

Anh có thể kiến nghị, phản ánh hành vi của chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính nêu trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. Tùy theo tính chất và mức độ mà chiến sĩ Cảnh sát đó có thể bị xử lý kỷ luật.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có được nhận tiền, tài sản để giải quyết thủ tục hành chính không?

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có được nhận tiền, tài sản để giải quyết thủ tục hành chính không? (Hình từ Internet)

Công dân có thể tham gia góp ý, kiến nghị, phản ánh hành vi chưa đúng mực của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thông qua các hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 8 và Điều 9 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:

Điều 8. Những việc cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến để cơ quan Công an quyết định
1. Quy ước của các tổ chức quần chúng tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn dân cư.
2. Tác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Đề nghị biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
4. Cải cách thủ tục hành chính, thời gian tiếp dân, địa điểm tiếp dân cho phù hợp.
5. Các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
6. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Điều 9. Hình thức tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức và cá nhân
Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức tham gia ý kiến sau đây:
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, đường dây nóng, email, hòm thư góp ý.
3. Thông qua các trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, ấp, thôn, xóm, khóm,...); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
7. Các hình thức phù hợp khác.

Như vậy, trong trường hợp anh nêu, thì anh hoàn toàn có thể kiến nghị, phản ánh về người chiến sĩ Cảnh sát quản lý hành chính đó thông qua các hình thức sau đây:

+ Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.

+ Thông qua điện thoại, đường dây nóng, email, hòm thư góp ý.

+ Thông qua các trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

+ Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, ấp, thôn, xóm, khóm,...); nơi làm việc, học tập.

+ Thông qua điều tra xã hội học.

+ Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.

+ Các hình thức phù hợp khác.

Địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội phải đảm bảo các điều kiện gì?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định về địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội như sau:

Địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được bố trí tại nơi thuận tiện, dễ nhận biết để cơ quan, tổ chức, cá nhân đến liên hệ, giải quyết công việc; phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân, cấp bậc, họ tên, chức vụ của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, thời gian tiếp công dân, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn đến nơi giải quyết từng nội dung công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, bảng hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, hòm thư góp ý.

Như vậy, địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được bố trí tại nơi thuận tiện, dễ nhận biết để cơ quan, tổ chức, cá nhân đến liên hệ, giải quyết công việc;

+ Phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân, cấp bậc, họ tên, chức vụ của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, thời gian tiếp công dân, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn đến nơi giải quyết từng nội dung công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, bảng hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, hòm thư góp ý.

Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày truyền thống Công an nhân dân được ấn định từ khi nào? Chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp gì?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Đối tượng nào được ưu tiên tuyển chọn vào Công an nhân dân?
Pháp luật
Thông tin địa chỉ liên lạc của Công an huyện Củ Chi? Người giữ chức vụ Trưởng Công an huyện cần đạt cấp bậc hàm tối thiểu nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân năm 2024? Phương thức tuyển sinh như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện?
Pháp luật
Thông báo tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 là khi nào?
Pháp luật
Lịch thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Điều kiện dự thi công an được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đề thi tham khảo đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 của Bộ Công an? Cách tính điểm thi Công an nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn tuyển sinh công an nhân dân 2024? Tuyển sinh công an nhân dân năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Đề thi tham khảo của Bộ công an kỳ thi đánh giá năm 2024 ra sao? Cấu trúc đề thi gồm có mấy phần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
876 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào