Cán bộ cấp huyện đang trong thời hạn thi hành kỷ luật không thuộc diện xem xét miễn nhiệm thì có được xem xét bổ nhiệm lại không?
- Cán bộ cấp huyện đang trong thời hạn thi hành kỷ luật không thuộc diện xem xét miễn nhiệm thì có được xem xét bổ nhiệm lại không?
- Cán bộ cấp huyện để được bổ nhiệm lại có cần đáp ứng về điều kiện sức khỏe để đảm nhiệm chức vụ không?
- Cán bộ cấp huyện được bao nhiêu phần trăm số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm lại?
Cán bộ cấp huyện đang trong thời hạn thi hành kỷ luật không thuộc diện xem xét miễn nhiệm thì có được xem xét bổ nhiệm lại không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định nguyên tắc bổ nhiệm lại như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền phải thông báo để cán bộ chuẩn bị thủ tục bổ nhiệm lại theo quy định.
Cán bộ sau khi được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vì một trong các lý do: Sức khoẻ không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước,... thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác.
2. Đối với cán bộ đang trong thời hạn thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín; nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có),... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái cử.
3. Việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái cử được tiến hành theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, cán bộ cấp huyện đang trong thời hạn thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức (Quy định 41-QĐ/TW năm 2021) thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ căn cứ yêu cầu sau đây:
- Nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín; nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có),... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại.
Cán bộ cấp huyện (Hình từ Internet)
Cán bộ cấp huyện để được bổ nhiệm lại có cần đáp ứng về điều kiện sức khỏe để đảm nhiệm chức vụ không?
Theo quy định tại Điều 25 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử
1. Được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
2. Địa phương, cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
3. Đủ sức khoẻ để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
Theo đó, cán bộ cấp huyện để được bổ nhiệm lại có cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Địa phương, cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
- Đủ sức khoẻ để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
Cán bộ cấp huyện được bao nhiêu phần trăm số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm lại?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 27 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử
1. Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
2. Tập thể cán bộ chủ chốt địa phương, cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm (bằng phiếu kín) đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử (thành phần tham dự như nêu tại Mục 4, Phụ lục 2 của Quy định này).
3. Người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ đánh giá, nhận xét và đề xuất việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử.
4. Tập thể lãnh đạo thảo luận, biểu quyết (bằng phiếu kín).
Nguyên tắc giới thiệu: Cán bộ được trên 50% tổng số người được triệu tập ở các hội nghị (nêu tại Khoản 2, 4 của Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp dưới 50% đồng ý thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu giới thiệu tại bước 4, tập thể lãnh đạo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử theo quy định.
Theo đó, cán bộ cấp huyện được trên 50% tổng số người được triệu tập ở các hội nghị (nêu tại Khoản 2, 4 của Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại.
- Nếu số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định.
- Nếu dưới 50% đồng ý thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?