Cai nghiện ma túy đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có phải là biện pháp xử lý hành chính không?
- Cai nghiện ma túy đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có phải là biện pháp xử lý hành chính không?
- Nếu người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc giải quyết như thế nào?
- Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc là bao nhiêu?
Cai nghiện ma túy đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có phải là biện pháp xử lý hành chính không?
Cai nghiện ma túy đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có phải là biện pháp xử lý hành chính không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
3. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
>>Xem thêm: Các quy định hiện hành về Cai nghiện ma túy Tải
Nếu người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc giải quyết như thế nào?
Căn cứ vào Điều 61 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người cai nghiện chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết. Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng. Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Như vậy, trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết.
- Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
- Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
- Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng.
- Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng.
- Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc là bao nhiêu?
Theo như quy định mới nhất tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
- Mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Vậy mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc tối thiểu là 10.000.000 đồng.
Trước ngày 01/7/2024 mức chuẩn hỗ trợ theo quy định cũ tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
- Mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Vậy mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cai nghiện ma túy chết trong cơ sở cai nghiện bắt buộc tối thiểu là 7.200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?