Cải cách tiền lương Quân đội 2024 và những điểm mới? 3 Bảng lương Quân đội được xây dựng thế nào?
Cải cách tiền lương Quân đội 2024 có những điểm mới gì?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
> Xem thêm: Quân đội hưởng nhiều phụ cấp hơn công chức khi cải cách tiền lương
Theo đó, đối với cải cách tiền lương Quân đội, căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về nội dung cải cách, việc cải cách tiền lương Quân đội có những điểm cần lưu ý sau:
(1) Thời gian thực hiện cải cách
Chiều ngày 19/9/2023, phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 như sau:
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Như vậy, rất có thể việc cải cách tiền lương Quân đội sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
(2) Xây dựng 03 bảng lương mới cho lực lượng vũ trang
Theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018, việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Đối với lực lượng vũ trang, xây dựng 03 bảng lương mới như sau:
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm)
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
(3) Cơ cấu tiền lương
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ cấu tiền lương Quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(4) Phụ cấp Quân đội
Theo tiểu mục 3 Mục II Nghị Quyết 27-NQ/TW năm 2018, những lưu ý đặc biệt về phụ cấp Quân đội theo Nghị Quyết 27-NQ/TW như sau:
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên nghề
- Bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản).
Cải cách tiền lương Quân đội 2024 và những điểm mới? 3 Bảng lương Quân đội được xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Vì sao quân đội, công an không bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ tại điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì phụ cấp thâm niên nghề là một trong những khoản phụ cấp bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, đối với quân đội, công an, cơ yếu thì sẽ không bị bãi bỏ khoản phụ cấp thâm niên nghề này.
Lý do được nêu tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 là để bảo đảm tương quan tiền lương quân đội, công an, cơ yếu với cán bộ, công chức.
Lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2030 theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 như thế nào?
Lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2023 được xác định theo khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Cụ thể như sau:
Mục tiêu cụ thể
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
a) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Theo đó, lộ trình mục tiêu cải cách tiền lương đến năm 2030 được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid nên những năm qua việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 vẫn chưa được thực hiện. Dự kiến, năm 2024 sẽ bắt đầu áp dụng thực hiện chính sách cải cách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?