Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào?

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào? Câu hỏi của anh Ngọc đến từ Bắc Giang.

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:

Xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -PVN
Trên cơ sở doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh của PVNDB bảo cáo Công ty mẹ - PVN:
1, Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này lớn hơn hoặc bằng (≥) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, toàn bộ doanh thu, chi phí của PVNDB được tổng hợp vào doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ - PVN,
2, Trường hợp phát sinh chênh lệch âm do doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhỏ hơn (<) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định Điểu này, Công ty mẹ - PVN thực hiện ghi giảm giá vốn bán ra của Công ty mẹ - PVN đối với sản lượng xăng, dầu, LPG bao tiêu của Dự án LHD Nghi Sơn, đồng thời ghỉ tăng khoản phải thu ngân sách nhà nước tương ứng khoản chênh lệch âm được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhưng không vượt quá số tiền tối đa Nhà nước xử lý tài chính cho PVN theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

Như vậy dựa trên quy định trên để xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -PVN.

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào?

Cách xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu đối với Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định cách xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu như sau:

Xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu
1, Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) lớn hơn hoặc bằng (≥) chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu, kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN được xác định theo chế độ hiện hành.
2. Trường hợp doanh thu thực hiện chuỗi bao tiêu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) nhỏ hơn (<) chi phí đầu thực hiện chuỗi bao tiêu, PVN tổng hợp doanh thu (đã bao gồm doanh thu khác, thu nhập khác) và phần chi phí còn lại (sau khi đã ghi giảm giá vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này) của PVNDB vào doanh thu, chi phí của Công ty mẹ - PVN để xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN.

Như vậy dựa trên quy định trên để xác định kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - PVN sau khi xử lý chênh lệch giữa doanh thu với chi phí thực hiện chuỗi bao tiêu.

Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện dự toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước số tiền nhà nước xử lý tài chính là gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 85/2022/NĐ-CP trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước như sau:

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
...
5.Kiểm toán nhà nước:
a) Kiểm toán số tiền PVN đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN trước khi trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
b) Có ý kiến tham gia về dự toán nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN khi thực hiện khoản 5 Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước trên cơ sở báo cáo của PVN theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ sau:

- Kiểm toán số tiền PVN đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN trước khi trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

- Có ý kiến tham gia về dự toán nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tài chính cho PVN.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện dự toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước số tiền nhà nước xử lý tài chính là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 85/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tài Chính như sau:

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan và Tập đoàn dầu khí Việt Nam
...
3. Bộ Tài chính
a) Tổng hợp vào dự toán NSTW và thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với nhu cầu số tiền đề nghị Nhà nước xử lý tải chính được PVN xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước số tiền Nhà nước xử lý tài chính cho PVN theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này trên cơ sở kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và phê duyệt báo cáo quyết toán của Hội đồng thành viên PVN.

Như vậy theo quy định trên Bộ Tài chính có nhiệm vụ tổng hợp vào dự toán NSTW, thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền và tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được phép phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm không?
Pháp luật
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được lựa chọn và chỉ định đơn vị vận hành trong hoạt động khai thác tận thu lô dầu khí không?
Pháp luật
Các chi phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ được xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Quỹ thưởng người quản lý Công ty mẹ, kiểm soát viên của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Khi nào thì phải lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Pháp luật
Người đại diện của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại công ty cổ phần được góp vốn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể dùng vốn Nhà nước đầu tư để đầu tư ra nước ngoài không?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được trích bao nhiêu lợi nhuận vào Quỹ khen thưởng cho người lao động?
Pháp luật
Lợi nhuận trích lập Quỹ đầu tư phát triển của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được giảm nếu lợi nhuận còn lại không đủ để trích các quỹ khác hay không?
Pháp luật
Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận thu được vào quỹ đầu tư phát triển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
1,558 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào