Cách xác định số ngày tính lãi trong tháng đối với lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước?
Cách xác định số ngày tính lãi trong tháng đối với lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về số ngày tính lãi như sau:
Quy định về lãi tiền gửi
...
3. Mức lãi suất tiền gửi và phương pháp tính
a) Mức lãi suất tiền gửi
Tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức mở tại các đơn vị KBNN quy định tại Khoản 1 nêu trên được hưởng lãi theo mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
b) Phương pháp tính
- Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức được KBNN tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số dư tính lãi là số dư đầu ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức.
- Số ngày tính lãi trong tháng là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
- Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) của Ngân hàng nhà nước trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi.
- Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
...
Căn cứ trên quy định số ngày tính lãi trong tháng đối với lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước được xác định là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
Cách xác định số ngày tính lãi trong tháng đối với lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước? (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào được hưởng lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định về đối tượng được hưởng lãi suất tiền gửi khi gửi tiền vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước như sau:
Quy định về lãi tiền gửi
1. Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi
Thực hiện theo quy định tại tiết a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
...
Dẫn chiếu theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mở tài Khoản, trả lãi và thu phí
...
2. Việc trả lãi cho các đối tượng mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Các đối tượng được Kho bạc Nhà nước trả lãi, bao gồm: quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố; các quỹ tài chính nhà nước gửi tại Kho bạc Nhà nước; tiền của các đơn vị, tổ chức không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời Điểm tính lãi.
..
Như vậy, các đối tượng được hưởng lãi suất tiền gửi khi mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước bao gồm:
- Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố;
- Các quỹ tài chính nhà nước gửi tại Kho bạc Nhà nước;
- Tiền của các đơn vị, tổ chức không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho Kho bạc Nhà nước tại thời điểm tính lãi.
Chủ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BTC quy định chủ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tài khoản
1. Nhiệm vụ
Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN (tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi), có nhiệm vụ:
a) Lập và gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến KBNN; chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản của đơn vị;
b) Chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;
c) Sử dụng mã ĐVQHNS của mình trong hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách;
d) Chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN;
đ) Kịp thời thông báo cho KBNN nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
e) Hoàn trả hoặc phối hợp với KBNN hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản của mình;
g) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho KBNN nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
h) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng tài khoản do lỗi của mình;
i) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản;
k) Đăng ký số điện thoại di động của chủ tài khoản (hoặc người được ủy quyền), kế toán trưởng đơn vị với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, kiểm soát kịp thời sự biến động số dư tài khoản của đơn vị với KBNN.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?