Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp? Tài sản cố định thuê tài chính có phải trích khấu hao không?
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản cố định thuê tài chính được hiểu là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
...
3. Tài sản cố định thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
...
Theo đó, nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp được tính theo công thức sau đây:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính | = | giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản | + | chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính |
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính có phải trích khấu hao không?
Doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính được quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
...
5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.
...
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính thì phải trích khấu hao tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê tài sản cố định thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định thuê tài chính phải sử dụng tài sản như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về việc thuê tài sản cố định thuê tài chính như sau:
Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
...
2. Đối với tài sản cố định đi thuê:
a) TSCĐ thuê hoạt động:
- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
b) Đối với TSCĐ thuê tài chính:
- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định thuê tài chính phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?