Cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tính chất thường xuyên thế nào?
- Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những công việc gì?
- Xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- Cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tính chất thường xuyên thế nào?
Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những công việc gì?
Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những công việc gì? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương
1. Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nhóm công việc:
a) Nhóm công việc có tính chất thường xuyên gồm: quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận hành hệ thống giao thông thông minh (sau đây viết tắt là ITS);
b) Nhóm công việc có tính chất tư vấn gồm: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các công việc tư vấn khảo sát, lập dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, thẩm tra các công trình sửa chữa, tư vấn kiểm toán và dịch vụ sự nghiệp công có tính chất tư vấn khác trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Nhóm công việc có tính chất sửa chữa gồm: sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (bao gồm cả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
d) Nhóm công việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
...
Theo đó, dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm 04 nhóm công việc:
(1) Nhóm công việc có tính chất thường xuyên gồm: quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận hành hệ thống giao thông thông minh (sau đây viết tắt là ITS);
(2) Nhóm công việc có tính chất tư vấn gồm:
- Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Các công việc tư vấn khảo sát, lập dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, thẩm tra các công trình sửa chữa, tư vấn kiểm toán
- Dịch vụ sự nghiệp công có tính chất tư vấn khác trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
(3) Nhóm công việc có tính chất sửa chữa gồm: sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (bao gồm cả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
(4) Nhóm công việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 39/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương được xây dựng theo các quy định, cụ thể:
- Pháp luật về giá,
- Pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,
- Pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
Xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Xác định bằng dự toán quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận hành khai thác bến phà đường bộ;
- Bù đắp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, bảo trì đường bộ hoặc quy trình vận hành khai thác bến phà đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Phù hợp với mặt bằng giá, tình hình thị trường nơi thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, khối lượng, chất lượng dịch vụ và được xác định trên cơ sở hiện trạng công trình, cụ thể như sau:
+ Đối với các công việc có tính chất thường xuyên: được xác định định kỳ hàng năm;
+ Đối với các công việc khác: được xác định phù hợp với tính chất công việc theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và ngân sách nhà nước;
- Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động cho việc thực hiện dịch vụ công.
Trong trường hợp theo quy định của pháp luật phải phát sinh các chi phí liên quan khác như:
+ Tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, kiểm toán, tư vấn khác liên quan;
+ Thẩm định, quyết toán;
+ Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ công tác thi công sửa chữa công trình;
+ Bảo hiểm hoặc các chi phí khác thì các chi phí này được tính riêng cho từng nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở căn cứ vào quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tính chất thường xuyên thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BGTVT quy định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công nhóm công việc có tính chất thường xuyên được xác định như sau:
(1) Phần trực tiếp của giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định bằng:
- Khối lượng, số lượng công việc cần thực hiện phù hợp kế hoạch bảo trì được duyệt,
- Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên và các tiêu chuẩn khác có liên quan,
- Quy trình quản lý bảo trì, quy trình vận hành khai thác được duyệt,
- Định mức bảo dưỡng thường xuyên, đơn giá chi tiết của các công việc cụ thể;
(2) Các chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định bằng định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn tại Biểu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BGTVT;
(3) Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định qua việc lập, thẩm tra (nếu có), thẩm định, phê duyệt dự toán và các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 39/2020/TT-BGTVT, cụ thể:
Trường hợp cơ quan, đơn vị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan quản lý đường bộ được giao tổ chức lập giá và quản lý dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhưng chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm cho các công việc liên quan đến hoạt động này thì được tính các chi phí để thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức thực hiện lập giá dịch vụ;
- Giám sát, nghiệm thu kết quả thực hiện dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Trường hợp được thuê tư vấn thực hiện thì sử dụng chi phí tại các điểm a, và b khoản này để chi trả cho tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?