Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Hiện nay có văn bản nào quy định về cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông không em? Và chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện theo nguyên tắc nào? Đây là câu hỏi của chị Thanh An đến từ Long An.

Chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy định về chính tả trong Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:

Nguyên tắc chung
1. Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Thống nhất cách viết thuật ngữ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa tính khoa học với tính sư phạm, bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của người học

Theo đó, chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân.

- Thống nhất cách viết thuật ngữ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa tính khoa học với tính sư phạm, bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của người học

Sách giáo khoa

Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)

Cách viết thuật ngữ bằng tiếng Việt trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định về chính tả trong Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:

Cách viết thuật ngữ bằng tiếng Việt
1. Trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ tiếng nước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt bảo đảm dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: tam giác, tam giác đều, tam giác cân; sắt, đồng, chì, bạc, vàng; khuếch tán, thăng hoa, ngưng tụ, kết tủa,...
2. Đối với những thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng, nếu sử dụng thuật ngữ tiếng Việt thì cần chú thích thuật ngữ tiếng nước ngoài trong ngoặc đơn để bảo đảm kết nối với các kí hiệu, công thức và các thuật ngữ khác cùng từ gốc. Ví dụ, bên cạnh thuật ngữ đồng, cần chú thích thuật ngữ cuprum (tiếng Latin), copper (tiếng Anh) để kết nối với kí hiệu Cu và với các thuật ngữ liên quan như: copperhydroxide, coppersulfat, copperoxide,...

Như vậy, cách viết thuật ngữ bằng tiếng Việt trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như sau:

- Trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ tiếng nước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt bảo đảm dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: tam giác, tam giác đều, tam giác cân; sắt, đồng, chì, bạc, vàng; khuếch tán, thăng hoa, ngưng tụ, kết tủa,...

- Đối với những thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng, nếu sử dụng thuật ngữ tiếng Việt thì cần chú thích thuật ngữ tiếng nước ngoài trong ngoặc đơn để bảo đảm kết nối với các kí hiệu, công thức và các thuật ngữ khác cùng từ gốc. Ví dụ, bên cạnh thuật ngữ đồng, cần chú thích thuật ngữ cuprum (tiếng Latin), copper (tiếng Anh) để kết nối với kí hiệu Cu và với các thuật ngữ liên quan như: copperhydroxide, coppersulfat, copperoxide,...

Cách viết thuật ngữ nước ngoài trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định về chính tả trong Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 như sau:

Cách viết nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài
Đối với các thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc, đặc biệt là tên các nguyên tố hóa học, chất, hợp chất, chi tiết kĩ thuật,... hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng thì viết nguyên dạng tiếng Anh hoặc viết theo ngôn ngữ thông dụng trong ngành khoa học tương ứng. Ví dụ:
- Không phiên âm hydrogen thành hyđrô, hiđrô, hy-đrô, hi-đrô, mà viết nguyên dạng tiếng Anh để kết nối với các thuật ngữ liên quan, ví dụ hydrocarbon, hydrogen chloride, hydrochloric acid,...
- Không phiên âm concerto thành công-xéc-tô mà viết nguyên dạng tiếng Italia để kết nối với các thuật ngữ concertino, concerto grosso,...

Theo đó, cách viết thuật ngữ nước ngoài trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Đối với các thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc, đặc biệt là tên các nguyên tố hóa học, chất, hợp chất, chi tiết kĩ thuật,... hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng thì viết nguyên dạng tiếng Anh hoặc viết theo ngôn ngữ thông dụng trong ngành khoa học tương ứng. Ví dụ:

+ Không phiên âm hydrogen thành hyđrô, hiđrô, hy-đrô, hi-đrô, mà viết nguyên dạng tiếng Anh để kết nối với các thuật ngữ liên quan, ví dụ hydrocarbon, hydrogen chloride, hydrochloric acid,...

+ Không phiên âm concerto thành công-xéc-tô mà viết nguyên dạng tiếng Italia để kết nối với các thuật ngữ concertino, concerto grosso,...

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào