Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động nữ và người lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?
- Trường hợp nào người lao động được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được pháp luật quy định như thế nào?
- Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động nữ và người lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?
Trường hợp nào người lao động được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
[...]”.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động có số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng 75% thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng khoản trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Căn cứ Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện) đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (xem chi tiết tuổi nghỉ hưu) muốn được hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa 75% thì cần đóng bảo hiểm xã hội với số năm như sau:
Lao động nữ (từ năm 2021) có số năm đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm.
Lao động nam (từ năm 2022) có số năm đóng bảo hiểm xã hội là 35 năm.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Hình từ Internet)
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
"Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động nữ và người lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng trợ cấp 01 lần khi về hưu được tính như sau:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
[...]
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”.
Trong đó:
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH
Như vậy, Chị có thể tham khảo công thức tính mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu như sau:
Với lao động nữ:
Mức trợ cấp từ năm 2021 = (Tổng số năm đóng BHXH - 30) x 0,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Với lao động nam:
Mức trợ cấp từ năm 2022 = (Tổng số năm đóng BHXH - 35) x 0,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?