Cách tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị ra sao? Có dựa vào niên đại xây dựng để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không?
Có dựa vào niên đại xây dựng để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
1. Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
b) Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
c) Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
d) Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
2. Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
b) Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
c) Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
...
Theo quy định trên, tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa là một trong những tiêu chỉ để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị, trong đó bao gồm:
- Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
- Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
- Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
Như vậy, niên đại xây dựng công trình là một trong những tiêu chí để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị.
Có dựa vào niên đại xây dựng để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không? (hình từ internet)
Cách tính điểm điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
...
3. Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP thì cách tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị được quy định như sau:
BẢNG TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ
STT | Tiêu chí | Điểm | Điểm tối thiểu đạt |
1 | Giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan | 100 điểm | 50 điểm |
a | Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc. | 01 đến 20 điểm | 10 điểm |
b | Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình. | 01 đến 40 điểm | 20 điểm |
c | Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. | 01 đến 30 điểm | 15 điểm |
d | Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng. | 01 đến 10 điểm | 05 điểm |
2 | Giá trị lịch sử, văn hóa | 100 điểm | 50 điểm |
a | Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử. | 01 đến 40 điểm | 24 điểm |
b | Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương. | 01 đến 40 điểm | 24 điểm |
c | Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình: - Công trình có niên đại ≥100 năm: - Công trình có niên đại ≥ 75 năm và <100 năm: - Công trình có niên đại ≥ 50 năm và <75 năm: | 01 đến 20 điểm 11 đến 20 điểm 06 đến 10 điểm 01 đến 05 điểm | 02 điểm |
Việc lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP thì việc lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được quy định như sau:
- Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.
- Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.
- Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm: dự thảo Tờ trình; danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo; thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục; hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo; đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.
- Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?