Cách thức thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào?
Nhiệm vụ môi trường là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT thì nhiệm vụ môi trường được hiểu như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ môi trường).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Bộ).
Như vậy, nhiệm vụ môi trường được hiểu là các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ môi trường là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT về điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp là:
Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Các tổ chức tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được xét giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ môi trường.
2. Cá nhân chủ trì nhiệm vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong 3 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
b) Có đủ khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường;
c) Không thuộc một trong các trường hợp sau:
Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường cấp Bộ chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng trên 30 ngày.
Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nhiệm vụ môi trường đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.
Như vậy, đối với các tổ chức tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được xét giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường khi đáp ứng đầy đủ 02 điều kiện:
- Có tư cách pháp nhân;
- Có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ môi trường.
Đối với cá nhân chủ trì nhiệm vụ thì phải đáp ứng các yêu cầu:
- Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong 3 năm gần đây tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Có đủ khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường;
- Không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ môi trường cấp Bộ chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng trên 30 ngày;
+ Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 02 năm nếu nhiệm vụ môi trường đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.
Nhiệm vụ môi trường (Hình từ Internet)
Cách thức thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT về thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành nhiệm vụ
Thanh lý hợp đồng và xác nhận hoàn thành nhiệm vụ
1. Đối với nhiệm vụ môi trường được hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ đánh giá mức “Đạt”, trong thời gian 30 ngày làm việc, chủ trì nhiệm vụ phải hoàn chỉnh hồ sơ nhiệm vụ theo ý kiến đóng góp của hội đồng, nộp cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường và Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ. Một bộ hồ sơ gồm: báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường, các sản phẩm của nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử).
2. Cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường. Phương thức thực hiện như sau:
a) Đối với các nhiệm vụ môi trường ký hợp đồng, cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường thanh lý hợp đồng theo mẫu B18.TLHĐ-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với các nhiệm vụ môi trường không ký hợp đồng, cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường theo mẫu B13.XNCV-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, đối với nhiệm vụ môi trường được hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ đánh giá mức “Đạt” thì trong thời gian 30 ngày làm việc, chủ trì nhiệm vụ phải nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường và Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ, cụ thể:
- Báo cáo tổng kết;
- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ môi trường;
- Các sản phẩm của nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử).
Sau đó cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường.
Phương thức thực hiện như sau:
- Đối với các nhiệm vụ môi trường ký hợp đồng, cơ quan quản lý nhiệm vụ môi trường thanh lý hợp đồng.
- Đối với các nhiệm vụ môi trường không ký hợp đồng, cơ quan quản lý xác nhận hoàn thành nhiệm vụ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?