Cách quy đổi xì gà sang bao thuốc lá để truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định như thế nào?

Anh cần tìm hiểu là quy định về hàng cấm là xì gà, trong Bộ luật Hình sự chỉ ghi trên 1500 bao thuốc lá ngoại là khởi tố nhưng không ghi rõ xì gà trên bao nhiêu kg thì bị xử lý hình sự. Anh muốn tìm hiểu quy định trên 30 kg xì gà thì bị xử lý hình sự là quy định tại điều khoản nào của văn bản pháp luật nào? Đây là câu hỏi của anh Thanh Tùng đến từ Đà Nẵng.

Cách quy đổi xì gà sang bao thuốc lá để truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định như thế nào?

Về vấn đề của anh, hiện không có văn bản hướng dẫn trực tiếp về vấn đề này mà việc quy đổi được nêu tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
...

Theo đó, xì gà sẽ được tính trọng lượng, sau đó quy đổi 20g = 1 bao thưa anh. Lúc này, 30kg là bằng 30.000g và quy đổi như trên thành 1.500 bao.

xì gà

Quy đổi xì gà sang bao thuốc lá (Hình từ Internet)

Buôn bán bao nhiêu bao thuốc lá điếu nhập lậu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...

Như vậy, buôn bán từ 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Pháp nhân buôn bán bao thuốc lá điếu nhập lậu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
...
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, pháp nhân mua bán bao thuốc lá điếu nhập lậu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3,053 lượt xem
Kinh doanh thuốc lá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kinh doanh thuốc lá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải không?
Pháp luật
Cách quy đổi xì gà sang bao thuốc lá để truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh thuốc lá điếu nhập khẩu có vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp có vi phạm thì sẽ phạt bao nhiêu tiền?
Tại sao pháp luật không cấm kinh doanh thuốc lá hoàn toàn? Điều kiện để được kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam?
Tại sao pháp luật không cấm kinh doanh thuốc lá hoàn toàn? Điều kiện để được kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc lá như thế nào? Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trong việc kiểm tra các hoạt động kinh doanh thuốc lá, các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải thực hiện các báo cáo gì?
Pháp luật
Tỷ lệ đầu tư tối đa của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh thuốc lá là bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Mẫu bảng kê hoá đơn bán thuốc lá xuất khẩu dành cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuốc lá mới nhất?
Pháp luật
Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cần những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá?
Pháp luật
Mẫu bảng kê xuất, nhập, tồn kho thuốc lá có nhãn mác nước ngoài sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu mới nhất?
Pháp luật
Mẫu bảng kê hoá đơn mua thuốc lá của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thuốc lá mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thuốc lá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh thuốc lá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào