Các tuyến đường cấm đi trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ? Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là lễ kỷ niệm cấp quốc gia đúng không?
Các tuyến đường cấm đi trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Theo Mục III Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 thì lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ sẽ được tổ chức trong 02 ngày (ngày 06/05 - 07/05/2024) tại tỉnh Điện Biên.
Để đảm bảo buổi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được thực hiện trọn vẹn cũng như đảm bảo tình hình giao thông trung khu vực tỉnh Điện Biên, mốt số tuyến đường sau sẽ bị cấm đi trong thời gian diễn ra buổi lễ. Cụ thể như sau:
(1) Ngày 5/5, từ 6 giờ 30 phút đến khi kết thúc chương trình tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành cùng ngày tạm cấm tất cả các loại phương tiện giao thông (trừ phương tiện có phù hiệu A, B, C của ban tổ chức, báo chí, lực lượng phục vụ) lưu thông trên các tuyến sau: - Đường Võ Nguyên Giáp, từ sau ngã ba giao với đường Đỗ Nhuận (đường đi khu du lịch sinh thái Him Lam) đến ngã ba giao với đường Nguyễn Trãi (đường vào trại 1). - Đường Hoàng Công Chất từ Sân vận động tỉnh đến ngã tư giao với đường Nguyễn Ngọc Bảo (đường đôi cạnh chợ Noong Bua). - Toàn bộ đường Trường Chinh, đường Hoàng Văn Thái, đường Nguyễn Phú Xuyên Khung (đường đi qua Trường Mầm non Rainbow), đường Trần Can, đường Phan Đình Giót. (2) Ngày 6/5, từ 18 giờ đến khi kết thúc chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa nổ tầm cao, tạm cấm tất cả các loại phương tiện giao thông (trừ phương tiện ưu tiên) trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp: - Từ ngã ba giao với đường Trần Đăng Ninh (ngã ba vòng xuyến Chợ Trung tâm 1) đến ngã tư giao với đường Hoàng Công Chất (ngã tư đèn đỏ Trường THPT thành phổ Điện Biên Phủ). - Tuyến đường Trần Can: Từ ngã tư giao nhau với đường Võ Nguyên Giáp (ngã tư đèn đỏ Bưu điện tỉnh) đến ngã ba giao nhau với đường Trường Chinh (ngã ba cổng Chợ Trung tâm 3, cạnh nhà thuốc Long Châu). - Tuyến đường Phan Đình Giót: Từ ngã ba giao nhau với đường Võ Nguyên Giáp (cạnh UBND tỉnh) đến ngã ba giao nhau với đường Trường Chinh (cạnh nhà thuốc Quang Anh và Sân vận động tỉnh). - Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh: Từ ngã ba giao nhau với đường Trần Đăng Ninh (đối diện Him Lam Plaza) đến ngã tư giao nhau với đường Phạm Văn Đồng (đối diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). (3) Ngày 7/5, từ 6 giờ 30 phút đến khi kết thúc chương trình lễ diễu binh, diễu hành, tạm cấm đường Võ Nguyên Giáp: - Từ sau ngã ba giao với đường Đỗ Nhuận (đường đi Khu du lịch sinh thái Him Lam) đến ngã ba giao với đường Nguyễn Trãi (đường vào Trại 1); - Đường Hoàng Công Chất: Từ Sân vận động tỉnh đến ngã tư giao với đường Nguyễn Ngọc Bảo (đường đôi cạnh chợ Noong Bua). - Cấm toàn bộ đường Trường Chinh, đường Hoàng Văn Thái, đường Nguyễn Phú Xuyên Khung, đường Trần Can, đường Phan Đình Giót. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Điện Biên |
Các tuyến đường cấm đi trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ? (Hình từ Internet)
Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tuyên truyền bằng những hình thức gì?
Căn cứ tiểu mục 10 Mục III Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có hướng dẫn như sau:
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, intetnet, mạng xã hội, cổ động trực quan, thông qua các hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội
- Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương mở chuyên trang, chuyên mục đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; phản ánh và đưa tin kịp thời về các hoạt động kỷ niệm lớn, trọng tâm, nhất là Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; các hoạt động tri ân, thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công; biểu dương “người tốt, việc tốt”, các phong trào thi đua yêu nước; đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch...
- Tổ chức công tác tuyên truyền trên internet, mạng xã hội với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú qua các video, clip, bài viết...
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp từ Trung ương tới địa phương tăng cường báo cáo, nói chuyện truyền thống vào dịp kỷ niệm.
- Các tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị trong cả nước chỉ đạo tổ chức treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, băng zôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền.
...
Theo quy định trên thì lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tuyên truyền theo những hình thức sau:
- Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương mở chuyên trang, chuyên mục đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; phản ánh và đưa tin kịp thời về các hoạt động kỷ niệm lớn, trọng tâm, nhất là Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành.
- Tổ chức công tác tuyên truyền trên internet, mạng xã hội với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú qua các video, clip, bài viết...
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp từ Trung ương tới địa phương tăng cường báo cáo, nói chuyện truyền thống vào dịp kỷ niệm.
- Tổ chức treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, băng zôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là lễ kỷ niệm cấp quốc gia đúng không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày Chiến tháng Điện Biên Phủ như sau:
Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại tỉnh Điện Biên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ;
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên hoặc Hà Nội do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại điện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Trong trường hợp lễ kỷ niệm tổ chức tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh Điện Biên và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có định nghĩa về "năm tròn, năm lẻ 5" như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
...
Theo quy định trên năm tròn được hiểu là năm có chữ số cuối cùng là “0”. Như vậy, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) năm nay là lễ kỷ niệm cấp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?