Các trường hợp nào thì được xét tặng, truy tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'? Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng' được thực hiện như thế nào?
Tiêu chuẩn cần đáp ứng cho danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 quy định như sau:
Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
- Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
- Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Các trường hợp nào được xét tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"?
Theo Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:
- Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
+ Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
+ Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
+ Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
+ Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.
Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.
Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.
Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
- Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:
- Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ lập bản khai cá nhân hoặc thân nhân (01 bản chính) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (03 bộ), nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với bà mẹ còn sống) hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được ủy quyền kê khai.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Tổ chức họp xét duyệt hồ sơ của từng trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thành phần đại diện cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân sự, công an và các đoàn thể có liên quan;
+ Lập hồ sơ (03 bộ), ký Tờ trình kèm theo danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;
+ Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định;
+ Ký Tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ (03 bộ) trình Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Nội vụ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
- Một số quy định chung:
+ Thời gian xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hàng năm được tiến hành 03 đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày Quốc khánh 02 tháng 9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12;
+ Trường hợp người kê khai không lưu giữ được giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;
+ Trường hợp người con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc cư trú ở địa phương khác thì có đơn gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý thương binh xác nhận để làm căn cứ lập hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xét duyệt trả lại hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng thì yêu cầu kiểm tra, xác minh làm rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?