Các trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện? Quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới?
- Các trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện?
- Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện?
- Quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện và quản lý mốc chỉ giới?
Các trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
1. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
a) Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên;
b) Đập có chiều cao từ 15 m trở lên.
...
Theo đó, đối với đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên và đập có chiều cao từ 15 m trở lên thì bắt buộc phải cắm mốc chỉ giới.
Đập thủy điện (Hình từ Internet)
Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
...
2. Xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập.
3. Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
a) Xác định vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Xác định vị trí cắm mốc;
c) Quy cách mốc;
d) Quản lý mốc.
...
Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập.
Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập bao gồm xác định vùng phụ cận bảo vệ đập, xác định vị trí cắm mốc, quy cách mốc, quản lý mốc.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện?
Căn cứ khoản 4 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
...
4. Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới
a) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập. Hồ sơ gồm văn bản đề nghị phê duyệt và phương án cắm mốc chỉ giới;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định;
c) Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt. Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản yêu cầu chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới;
...
Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nội dung phương án cắm mốc chỉ giới là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định.
Quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện và quản lý mốc chỉ giới?
Căn cứ khoản 5 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
...
5. Tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới
a) Ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý;
c) Trường hợp mốc chỉ giới bị mất hoặc hư hỏng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc giới bị mất hoặc hư hỏng phải thông báo cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện biết để thay thế.
Theo đó, ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?