Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú để phục vụ hoạt động tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu cư trú để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Công dân được khai thác thông tin, tài liệu của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP khi khai thác thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác.
Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP;
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
+ Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
+ Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
Theo đó, từ 2025, có những trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định như đã nêu trên.
Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Việc thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Các thông tin về công dân khi được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải đảm bảo tính chính xác;
- Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trường hợp công dân phát hiện thông tin của mình hoặc thành viên trong hộ gia đình chưa đầy đủ, chưa chính xác trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cung cấp thông tin, hồ sơ và đề nghị cơ quan Công an cấp xã nơi cư trú để xem xét, cập nhật, điều chỉnh theo quy định pháp luật và thông báo kết quả cho công dân;
- Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
Theo đó, khi thực hiện thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú cần bảo đảm các yêu cầu như đã nêu trên.
Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về cư trú cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định về yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu như sau:
- Cơ sở dữ liệu về cư trú được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
- Cơ sở dữ liệu về cư trú được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành có liên quan, hoạt động ổn định, liên tục.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
- Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân tại các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về cư trú cần đáp ứng những yêu cầu theo quy định như đã nêu trên.
*Nghị định 154/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?