Các tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tối thiểu là bao nhiêu?
- Các tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tối thiểu là bao nhiêu?
- Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được tính như thế nào?
- Các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội chấm nhất khi nào?
Các tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;
b) Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
c) Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).
Như vậy các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tổ chức tín dụng nhà nước (Hình từ Internet)
Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Lãi suất số dư tiền gửi được xác định như sau:
Trong đó:
(b) Là bình quân chung của lãi suất huy động vốn tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
(c) Là chi phí huy động vốn bình quân do Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng nhà nước thỏa thuận nhưng tối đa là 1,3%/năm.
...
Như vậy lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được tính như công thức trên.
Các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội chấm nhất khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Việc gửi tiền, điều chỉnh (bổ sung hoặc rút) số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
...
2. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
a) Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước.
...
Như vậy chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?