Các thành phần tự nhiên là thành phần mỹ phẩm thế nào? Nguyên liệu nào phải được coi là thuộc nhóm chung có nguồn gốc tự nhiên?

Cho chị hỏi, các thành phần tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm như thế nào? Những nguyên liệu nào phải được coi là thuộc nhóm thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên? Câu hỏi của chị H.X ở Tp. Hồ Chí Minh.

Các thành phần tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm như thế nào?

Các thành phần mỹ phẩm tự nhiên được quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) như sau:

Các thành phần tự nhiên
2.1 Khái quát
Các thành phần tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm nhận được chỉ từ thực vật, động vật, vi sinh vật hoặc các chất khoáng, bao gồm các thành phần nhận được từ những nguyên liệu bởi
- Quá trình vật lý (ví dụ nghiền, sấy khô, chưng cất);
- Phản ứng lên men xảy ra trong tự nhiên và dẫn đến các phân tử xuất hiện trong tự nhiên;
- Các quy trình chuẩn bị khác bao gồm quy trình truyền thống (ví dụ chiết xuất sử dụng dung môi) mà không làm biến đổi hóa học có chủ ý (Phụ lục A bao gồm định nghĩa về các dung môi và các loại chiết xuất sử dụng dung môi đối với việc sản xuất và chế biến thành phần).
Các nguyên liệu sau và các nguyên liệu có nguồn gốc từ những nguyên liệu này, phải được coi là thuộc nhóm chung có nguồn gốc tự nhiên:
a) Thực vật bao gồm nấm và tảo;
CHÚ THÍCH 1: Các thành phần từ các thực vật biến đổi gen có thể được coi là các thành phần tự nhiên ở các vùng cụ thể trên thế giới.
CHÚ THÍCH 2: Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, thuật ngữ “thảo mộc” có thể được sử dụng là từ đồng nghĩa với từ thực vật.
b) Các chất khoáng;
c) Động vật;
d) Vi sinh vật.
Các thành phần nhận được từ nhiên liệu hóa thạch không bao gồm trong định nghĩa này.
Vì những lý do rõ ràng, thuật ngữ “tự nhiên” không được sử dụng trong tiêu chuẩn này nhằm thể hiện các đặc tính về mùi, màu sắc hoặc vị.
CHÚ THÍCH 3: Dựa trên các định nghĩa cụ thề về sản phẩm mỹ phẩm được nêu trong tiêu chuẩn này, một nguyên liệu thô tự nhiên thơm theo ISO 9235 có thể bao gồm các thành phần tự nhiên, thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc hỗn hợp của cả hai. ISO 9235 xác định nguyên liệu thô tự nhiên thơm có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm mỹ phẩm. Do là những hỗn hợp phức tạp, cần có các thông tin cần thiết từ nhà cung cấp nguyên liệu thô thơm.
...

Theo quy định trên, các thành phần tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm nhận được chỉ từ thực vật, động vật, vi sinh vật hoặc các chất khoáng, bao gồm các thành phần nhận được từ những nguyên liệu bởi:

- Quá trình vật lý (ví dụ nghiền, sấy khô, chưng cất);

- Phản ứng lên men xảy ra trong tự nhiên và dẫn đến các phân tử xuất hiện trong tự nhiên;

- Các quy trình chuẩn bị khác bao gồm quy trình truyền thống (ví dụ chiết xuất sử dụng dung môi) mà không làm biến đổi hóa học có chủ ý (Phụ lục A bao gồm định nghĩa về các dung môi và các loại chiết xuất sử dụng dung môi đối với việc sản xuất và chế biến thành phần).

thành phần mỹ phẩm tự nhiên

Thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ (Hình từ Internet)

Những nguyên liệu nào phải được coi là thuộc nhóm thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên?

Cũng tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) nêu trên các nguyên liệu sau và các nguyên liệu có nguồn gốc từ những nguyên liệu này, phải được coi là thuộc nhóm chung có nguồn gốc tự nhiên:

- Thực vật bao gồm nấm và tảo;

Chú thích: Các thành phần từ các thực vật biến đổi gen có thể được coi là các thành phần tự nhiên ở các vùng cụ thể trên thế giới.

Chú thích: Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, thuật ngữ “thảo mộc” có thể được sử dụng là từ đồng nghĩa với từ thực vật.

- Các chất khoáng;

- Động vật;

- Vi sinh vật.

Các thành phần nhận được từ nhiên liệu hóa thạch không bao gồm trong định nghĩa này.

Vì những lý do rõ ràng, thuật ngữ “tự nhiên” không được sử dụng trong tiêu chuẩn này nhằm thể hiện các đặc tính về mùi, màu sắc hoặc vị.

Chú thích: Dựa trên các định nghĩa cụ thề về sản phẩm mỹ phẩm được nêu trong tiêu chuẩn này, một nguyên liệu thô tự nhiên thơm theo ISO 9235 có thể bao gồm các thành phần tự nhiên, thành phần dẫn xuất tự nhiên hoặc hỗn hợp của cả hai. ISO 9235 xác định nguyên liệu thô tự nhiên thơm có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm mỹ phẩm. Do là những hỗn hợp phức tạp, cần có các thông tin cần thiết từ nhà cung cấp nguyên liệu thô thơm.

Các thành phần dẫn xuất tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm thế nào?

Các thành phần dẫn xuất mỹ phẩm tự nhiên được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) như sau:

Các thành phần dẫn xuất tự nhiên
3.1 Khái quát
Các thành phần dẫn xuất tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên lớn hơn 50 %, tính theo khối lượng phân tử, hàm lượng cacbon tái tạo hoặc theo bất kỳ phương pháp nào khác có liên quan, nhận được thông qua các quá trình hóa học và/hoặc sinh học được xác định với mục đích biến đổi hóa học.
Danh mục thông tin về các quy trình đề cập được nêu tại Phụ lục B. Quá trình xử lý vi sinh và nấm men cũng có thể làm tăng các thành phần dẫn xuất tự nhiên mà biến đổi hóa học chủ ý diễn ra.
Thông thường, mức độ nguồn gốc tự nhiên thường được định lượng bằng khối lượng phân tử hoặc bằng cacbon tái tạo dẫn đến kết quả các trường hợp cụ thể về các thành phần hoàn toàn có gốc tự nhiên.
Phụ lục A cung cấp thông tin về các dung môi liên quan đến sản xuất thành phần.
Phụ lục C bao gồm các phép tính trong trường hợp đã biết hoặc chưa biết khối lượng phân tử.
...

Theo đó, các thành phần dẫn xuất tự nhiên là các thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên lớn hơn 50 %, tính theo khối lượng phân tử, hàm lượng cacbon tái tạo hoặc theo bất kỳ phương pháp nào khác có liên quan, nhận được thông qua các quá trình hóa học và/hoặc sinh học được xác định với mục đích biến đổi hóa học.

Mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào? Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không?
Pháp luật
Có thể đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm khi mỹ phẩm l­ưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký kiểm tra thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm? Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm có giá trị bao lâu?
Pháp luật
Sản phẩm mỹ phẩm là gì? Người phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ phẩm phải có kiến thức như thế nào?
Pháp luật
Chức năng sản phẩm mỹ phẩm có bắt buộc ghi lên nhãn mỹ phẩm không? Màu sắc của chữ được trình bày trên nhãn mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sẽ tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm 06 tháng trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Không có Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp sẽ bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm trong bao lâu?
Pháp luật
Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) là gì? Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) phải có các nội dung nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải lưu giữ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong bao lâu?
Pháp luật
Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào của ASEAN?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mỹ phẩm
1,320 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mỹ phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mỹ phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào