Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào? Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào? Các biện pháp sẵn có để công ty chứng khoán xử lý rủi ro gồm những biện pháp nào? Câu hỏi của anh T.N.M từ Cao Bằng.

Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào?

Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt được quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:

Xác định rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.
2. Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.

Như vậy, theo quy định, các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt bao gồm:

(1) Rủi ro thị trường;

(2) Rủi ro thanh toán;

(3) Rủi ro thanh khoản;

(4) Rủi ro pháp lý;

(5) Rủi ro hoạt động;

(6) Rủi ro tập trung;

(7) Các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.

Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào? Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro?

Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là những rủi ro nào? (Hình từ Internet)

Có những bước cần thiết nào để công ty chứng khoán lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro?

Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại khoản 3 Điều 19 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:

Xử lý rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
2. Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
3. Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
a) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
b) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
c) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
d) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
...

Như vậy, theo quy định, các bước cần thiết để công ty chứng khoán lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm:

(1) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;

(2) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;

(3) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;

(4) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.

Các biện pháp sẵn có để công ty chứng khoán xử lý rủi ro gồm những biện pháp nào?

Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro được quy định tại khoản 4 Điều 19 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:

Xử lý rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
2. Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
3. Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
a) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
b) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
c) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
d) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
4. Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro như sau:
a) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;
b) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;
c) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;
d) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro.

Như vậy, theo quy định, các biện pháp sẵn có để công ty chứng khoán xử lý rủi ro gồm:

(1) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;

(2) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;

(3) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;

(4) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro.

Công ty chứng khoán Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Công ty chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty chứng khoán có được tư vấn đầu tư chứng khoán cho công ty mà mình nắm giữ từ 5% vốn điều lệ không?
Pháp luật
Đại lý chào mua công khai là gì? Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để chào mua công khai có phải chỉ định 1 công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai không?
Pháp luật
Quản lý chứng khoán khách hàng của công ty chứng khoán đối với chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tập trung được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công ty chứng khoán thỏa thuận hạn chế phạm vi bồi thường trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách hàng thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán có cần sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước khi cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến?
Pháp luật
Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán có phải tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán có được chia lợi nhuận trong thời gian thực hiện phương án khắc phục hay không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có được xem là đang tổ chức lại công ty chứng khoán theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý bao gồm những tài sản nào theo quy định?
Pháp luật
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa nào? Trường hợp nào không được coi là tự doanh chứng khoán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty chứng khoán
2,286 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào