Các quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia được thông qua khi có bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Các quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia được thông qua khi có bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Theo Điều 13 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo quy định nêu trên thì các quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng bầu cử quốc gia có tối đa bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.
Căn cứ trên quy định Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ 15 đến 21 thành viên gồm:
- Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Các quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia được thông qua khi có bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? (Hình từ Internet)
Các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 17 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn;
b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia;
c) Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia;
d) Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
2. Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Theo đó, các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
(2) Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?